Bệnh trĩ ở trẻ em và cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Mọi người thường nghĩ rằng trẻ em sẽ không mắc phải bệnh trĩ, thế nhưng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, vẫn có nhiều trẻ em mắc phải căn bệnh này do cách chăm sóc của cha mẹ không đúng cách và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Bệnh này xảy ra do áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn tăng lên dẫn đến các tĩnh mạch bị giãn nở quá mức và làm cho chúng bị căng phồng lên sau đó tạo thành các búi trĩ. Các triệu chứng của bệnh sẽ bao gồm bỏng rát hậu môn và chảy máu hậu môn. Trong bài viết dưới đây, hcasp.com xin chia sẻ một số điều mà các mẹ cần biết về căn bệnh này ở trẻ nhỏ để phòng tránh kịp thời cho các bé, cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị trĩ

Nguyên nhân khiến trẻ bị trĩ
Trẻ bị táo bón trong thời gian dài hoặc do thói quen nhịn đi tiêu có thể dẫn đến căn bệnh trĩ ở trẻ em

Ở trẻ em, cơ quan chức năng hậu môn và trực tràng còn đang phát triển và chưa thực sự hoàn thiện. Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu kém nên chỉ cần mẹ cho bé ăn quá nhiều chất đạm, tinh bột và thiếu bổ sung chất xơ là có thể mắc bệnh táo bón. Lâu dần, gây ra căn bệnh trĩ.

Ở người lớn thì chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ăn quá nhiều chất béo, thiếu chất xơ, ít uống nước,… có thể khiến cơ thể thiếu lượng nước cung cấp cho hệ đường ruột. Từ đó sẽ gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, thiếu nước và các chất xơ cũng gây ra tình trạng phân khô và cứng, khiến bạn khó đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Hơn nữa, một số người còn thường xuyên uống bia, rượu và lạm dụng các chất kích thích quá độ, khiến cơ thể càng mất nước nhiều hơn, gây ra bệnh táo bón. Nếu bị táo bón trong thời gian dài hoặc do thói quen nhịn đi tiêu có thể dẫn đến căn bệnh trĩ ở người lớn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị trĩ

Bệnh trĩ ở trẻ rất dễ nhận biết. Ba mẹ có thể phát hiện căn bệnh trĩ của bé qua các triệu chứng như thường xuyên quấy khóc, sốt, biếng ăn, không cho ba mẹ đụng vào hậu môn và không chịu đi vệ sinh. Bên cạnh đó, khi quan sát kỹ thì mẹ sẽ phát hiện vài vết máu trên quần áo của trẻ hoặc thấy phân của bé khá rắn và có lẫn máu.

Ở người lớn, thường có hai triệu chứng chính của căn bệnh trĩ là chảy máu và sa búi trĩ. Trong thời gian đầu của bệnh, máu rỉ vài giọt nhỏ vào phân. Thời gian bệnh trầm trọng hơn, máu chảy thành tia mỗi lần đi đại tiện. Do đó, cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. Hơn nữa, ở người lớn cũng xuất hiện triệu chứng sa búi trĩ. Búi trĩ là khối nhỏ lồi ra ở hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện. Nếu không chữa trị kịp thời, búi trĩ sẽ phát triển to dần và nằm ngoài hậu môn. Sau khi đi đại tiện, người bệnh phải dùng tay ấn vào.

Điều trị bệnh trĩ cho trẻ như thế nào?

Điều trị bệnh trĩ cho trẻ
Điều trị bệnh trĩ cho trẻ

Cách điều trị bệnh trĩ tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, nhìn chung, ở trẻ em cách điều trị đơn giản hơn ở người lớn. Giải pháp chữa trị tốt nhất là ba mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ. Đặc biệt, bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm, tinh bột. Thay vào đó, nên cho bé uống nhiều nước; bổ sung các loại rau, củ, quả, trái cây để cung cấp nhiều chất xơ cho bé. Bên cạnh đó, các mẹ nên để ý giữ vệ sinh khu vực hậu môn của trẻ. Bạn hãy rửa hậu môn bằng nước ấm sau khi đi tiêu và trước khi đi ngủ nhé.

Đối với người lớn, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh. Sau đó, họ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thông thường, có 3 phương pháp điều trị bệnh trĩ ở người lớn là chữa nội khoa, điều trị chuyên khoa và thực hiện phẫu thuật. Khi có dấu hiệu của bệnh trĩ, bạn nên nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách và kịp thời. Không nên để tình trạng bệnh nặng và nghiêm trọng rồi mới đi khám. Vì như vậy rất khó khăn trong việc chữa trị dứt điểm. Hoặc nguy hiểm hơn là có thể lại các biến chứng cho người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ cho trẻ nhỏ

Bệnh trĩ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai, bất kể tuổi tác, giới tính hay chủng tộc. Thế nhưng, ở trẻ sơ sinh vẫn hiếm khi nào mắc phải căn bệnh này. Nếu bạn nghi ngờ khi thấy trẻ có dấu hiệu bệnh trĩ, hãy nhờ bác sĩ kiểm tra cụ thể. Vì nguyên nhân chính của bệnh trĩ hay các tình trạng tương tự thường là do phân quá cứng dẫn đến táo bón. Vì vậy, để phòng ngừa bạn có thể thay đổi chế độ ăn và lối sống cho trẻ. Cụ thể:

  • Bổ sung chất xơ bằng cách thêm rau quả hoặc trái cây vào bữa ăn hàng ngày.
  • Nhắc nhở hoặc cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Thêm chút mật ong vào thực phẩm. Bởi vì mật ong có tác dụng nhuận tràng tốt, hạn chế nguy cơ bị táo bón ở trẻ.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi trẻ đi vệ sinh xong.
  • Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho trẻ để nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó giúp phòng ngừa bệnh trĩ cho trẻ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên khuyến khích trẻ vận động hoặc thực hiện các động tác tay, chân nếu bé còn quá nhỏ để kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Không nên cho trẻ ngồi quá lâu, nhất là khi cho trẻ xem tivi hoặc chơi những thiết bị điện tử, vừa không tốt cho sự phát triển trí não và thể chất lại vừa làm tăng nguy cơ bị táo bón.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *