Khi xã hội ngày càng phát triển thì đồng thời cũng kéo theo nhiều vấn đề đáng lo ngại mà trong đó là sự gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm. Đa phần những người mắc bệnh trầm cảm chủ yếu là ở giới trẻ nằm trong độ tuổi từ 15 đến 26 do áp lực từ học hành, công việc đến từ cá nhân và gia đình. Tuy không phải giới trẻ nào cũng bị trầm cảm nhưng căn bệnh tâm lý này lại dần trở nên trẻ hóa và có chiều hướng gia tăng đáng báo động tại Việt Nam.
Mục Lục
Xu hướng trầm cảm ở giới trẻ tăng cao
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới. Trầm cảm là căn bệnh thứ 2 gây hại đến sức khoẻ con người, chỉ sau tim mạch. Ở Việt Nam, con số bệnh nhân trầm cảm đang có chiều hướng gia tăng. Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn nam giới.
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc. Khoảng 8-29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khoẻ tâm thần. Ước tính Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh – thiếu niên có các vấn đề về sức khoẻ tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên, số người được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết chiếm số lượng rất nhỏ.
Một bộ phận còn lại tìm và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Thậm chí là ma tuý để tự xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần. Dẫn đến bệnh tình ngày càng nặng, thậm chí gây nguy hiểm cho xã hội. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người tự tử tại Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử do trầm cảm.
Theo số liệu được thống kê cho thấy số lượng người trẻ tự tử đã gia tăng đến mức đáng báo động.
- Cứ mỗi 100 phút, lại có một người trẻ tự tay chấm dứt cuộc đời mình.
- Tự tử đứng thứ 3 trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu khiến người trẻ trong độ tuổi 15 – 26.
- 20% bạn trẻ tuổi teen đã bị trầm cảm ngay trước khi chạm đến tuổi trưởng thành.
- 10% – 15% trường hợp bị trầm cảm nặng, thể hiện qua nhiều hơn một triệu chứng.
- Chỉ 30% những ca trầm cảm được chữa trị.
Nguyên dẫn dẫn đến trầm cảm ở giới trẻ
Bác sĩ Ðặng Văn Trường cho biết, trầm cảm là hiện tượng ức chế của các quá trình hoạt động tâm thần với bệnh cảnh lâm sàng. Gồm các triệu chứng thường gặp như nét mặt buồn rầu, ủ rũ, dễ mệt mỏi. Không muốn làm việc, mất hoặc giảm mọi quan tâm, thích thú ngay cả những đam mê, thích thú cũ. Giảm tập trung chú ý, mất hoặc giảm tự tin, tự đánh giá thấp mình. Quá trình suy nghĩ chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn, tự cho mình có tội, bi quan về tương lai.
Một số trường hợp trầm cảm nặng. Bệnh nhân có thể có ý tưởng hoặc hành vi tự sát… Trong trầm cảm thường có các triệu chứng của cơ thể như mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, đau mỏi cơ xương khớp, sút cân, giảm hoạt động tình dục. Bệnh nhân thường kèm lo âu. Và những cảm giác căng thẳng, bất an, sợ hãi…
Trầm cảm do áp lực trong học hành và hoàn cảnh gia đình
Nguyên nhân thường thấy ở giới trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong học hành và hoàn cảnh gia đình. Sức ép của cha mẹ đối với con cái trong học tập, thi cử làm các em rơi vào trạng thái căng thẳng, lo sợ. Dần dần không kiểm soát được suy nghĩ của bản thân. Bên cạnh đó, một số trẻ do ảnh hưởng bởi hoàn cảnh gia đình như cha mẹ ly hôn. Những bất hoà của ba mẹ, không khí nặng nề, thiếu hạnh phúc… Cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái.
Trầm cảm do áp lực công việc
Ngoài ra, tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của cuộc sống hiện đại khiến áp lực công việc gia tăng. Công việc quá tải, cảm giác cô độc, nhiều người lệ thuộc vào mạng xã hội, số người bị stress gia tăng khiến trầm cảm ngày càng phổ biến…, bác sĩ Trường cho biết.
Giúp đỡ người bị trầm cảm bằng cách nào?
Theo Bác sĩ Trường, điều trị trầm cảm đạt hiệu quả phải được duy trì ít nhất 6 tháng. Và tiếp tục theo dõi để đạt được sự ổn định, đề phòng tái phát. Việc chữa trị bằng cách phối hợp, gồm liệu pháp tâm lý và dùng thuốc điều trị triệu chứng. Người mắc bệnh trầm cảm khi được chữa khỏi rất dễ tái phát bệnh, nếu gặp phải cú sốc hay các mối lo toan…
Trầm cảm là một căn bệnh có thể “chữa lành”. Nhưng cần phải làm càng sớm càng tốt. Giống như ung thư, trầm cảm càng nặng, việc hồi phục càng tốn thời gian. Thậm chí, có thể không hồi phục được nữa. Vì vậy, người nhà cần quan tâm, chia sẻ và theo dõi người bệnh. Nếu có những dấu hiệu của bệnh, cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Nhưng hãy nhớ, cô đơn dẫn đến trầm cảm, và cô đơn thì không thể chữa lành bằng thuốc được. Việc lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ từ người thân, bạn bè là liều thuốc an toàn, hiệu quả giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Và làm dịu tư tưởng tự sát của bệnh nhân trầm cảm.
Vậy nên, bạn có thể thử giúp họ bằng những điều sau đây:
- Động viên người trầm cảm chia sẻ những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống. Cho họ thấy, bạn là người có thể tin tưởng được, và sẵn sàng trợ giúp họ khi cần thiết.
- Lắng nghe, thấu hiểu, không chỉ trích và đánh giá về quá khứ của họ.
- Nhờ cậy thêm sự trợ giúp của gia đình, bạn bè xung quanh. Đừng cố gắng làm tất cả mọi thứ một mình.