Trong những ngày mưa gió lạnh giá, thời tiết thay đổi khiến cơ thể giảm sức đề kháng, dễ bị cảm lạnh thường mắc một số bệnh như cảm mạo, lạnh bụng,… Chứng đau bụng do bị lạnh thường có một số triệu chứng như bụng bị lạnh đi kèm với triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy, ăn uống không tiêu, buồn nôn, tay chân lạnh. Vào những ngày trời se lạnh, bạn hãy thường xuyên sử dụng những loại gia vị nhà bếp dưới đây để làm ấm cơ thể và giúp nhanh chóng hết đau bụng do lạnh. Bạn cùng có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y chữa đau bụng do lạnh đơn giản. Nào cùng với hcasp.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới này nhé!
Mục Lục
Chữa đau bụng do lạnh bằng bài thuốc Đông y
Theo Lương y đa khoa Nguyễn Thanh Thúy, Phòng khám Đông y Ích Thọ Đường (Hà Nội), tiết trời mùa thu se lạnh làm nhiều người gặp triệu chứng đau bụng, lạnh bụng do nhiễm khí lạnh.
Nguyên nhân có thể do nằm ngủ không đắp kín vùng rốn, bụng; đau có thể kèm theo đi đại tiện lỏng. Trong đông y, đau bụng do lạnh là do nhiễm phong hàn, phong kết hợp với hàn (gió và lạnh) hoặc có khi chỉ nhiễm hàn. Ngoài ra, một số người có thể gặp phải tình trạng đau bụng do lạnh chỉ vì uống cốc nước lạnh ngay khi ngủ dậy.
Để khắc phục tình trạng đau bụng do lạnh, lương y Nguyễn Thanh Thúy cho biết, có thể dùng những gia vị sẵn có trong nhà bếp có tính chát ôn ấm, làm nóng cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị đau bụng do lạnh.
Một số bài thuốc chữa đau bụng do lạnh mà bạn nên biết
Bài thuốc sử dụng riềng, lá lốt, gừng, củ sả, lá tía tô
Bài 1: Củ riềng 200g, quế 120g hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 3 ngày.
Bài 2: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục 2 – 3 ngày
Bài 3: gừng tươi 50g – 80g rửa sạch, xắt mỏng, sao chín vàng, giã nát, hòa với một tách nước sôi, uống ấm từng ngụm nhỏ. Có thể hòa với một ít mật ong hoặc đường để uống.
Bài 4: Củ sả, lá tía tô hoắc hương, mỗi thứ 12g; gừng khô 8g (hoặc gừng tươi 12g), nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.
Bài 5: Củ riềng 8g, đại táo 5g. Sắc với 300ml còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống 3-4 ngày
Bài thuốc sử dụng hạt tiêu, cá diếc, trầu không, ngải cứu
Bài 6: Hạt tiêu 2g, gừng khô tán bột 3g. Đem hòa với nước cơm nóng để uống vào lúc đói bụng
Bài 7: Thịt chó 250g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt chó rửa sạch cắt nhỏ, gạo vo sạch, nấu cùng thịt chó. Khi cháo chín cho gia vị vào muối, đun sôi một lúc là được. Ngày ăn 2 lần.
Bài 8: Cá diếc 250g đậu đỏ 50g, gạo lức 100g, gừng, hành rượu muối vừa đủ. Cá rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cho nước và các gia vị, nấu nhừ lọc lấy nước, bỏ xương. Cho đậu đỏ (đã ngâm nước 4 tiếng đồng hồ) và gạo vào, nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi gạo nở cho bột ngọt vào là được. Ăn trong ngày.
Bài 9: Dùng 2-4 lá trầu không nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại. Ngày làm 2-3 lần.
Bài 10: Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2 – 3 ngày. Kết hợp dùng hơ hoặc sao nóng chườm bụng. Ngày làm 2 – 3 lần.
Chú ý, cần giữ ấm vùng bụng, nhất là khi đi ra ngoài trời. Tránh ăn các thức ăn sống, lạnh như nghêu, sò, ốc, hến rau sống, thức ăn để nguội qua đêm hoặc các đồ nguội chế biến sẵn…