Khổ sâm – vị thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Vj thuốc khổ sâm có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, khử trùng, táo thấp, lợi niệu. Trong y học cổ truyền, vị khổ sâm được dùng để chữa các chứng: tiện huyết, nhiệt lỵ, mụn nhọt ,lở ngứa, thấp chẩn (eczema), xích bạch đới. Ngoài ra khổ sâm còn được dùng chủ yếu dùng để chống rối loạn nhịp tim. Nó làm giảm nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền của tim và giảm khả năng hưng phấn của cơ tim. Tác dụng này không bị ảnh hưởng bởi tác nhân beta – adrenergic hay atropin.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng D-matrin, hoạt chất của vị thuốc khổ sâm, có tác dụng chống loạn nhịp tim ở động vật bằng cách ức chế trực tiếp cơ tâm nhĩ. Khổ sâm cũng có thể làm tăng số lượng tế bào bạch cầu một cách hiệu quả và có đặc tính kháng khuẩn và chống ung thư. Nào cùng với hcasp.com tìm hiểu chi tiết các bài thuốc chữa rối loạn nhịp tim bằng khổ sâm qua bài viết bên dưới này nhé!

Tổng quan về cây khổ sâm

Tổng quan về cây khổ sâm
Khổ sâm cho lá, vì vị thuốc này dùng lá (Folium Tonkinenis) để chữa bệnh

Khổ sâm cho lá, vì vị thuốc này dùng lá (Folium Tonkinenis) để chữa bệnh. Cây khổ sâm cho lá chỉ cao từ 1 – 1,2m thuộc loại cây bụi. Lá đơn, mọc cách hay gần như mọc đối, có khi mọc thành vòng giả, gồm 3 – 6 lá. Lá khổ sâm có hình mũi mác, dài 5 – 6 cm, rộng 2 – 3 cm, mép nguyên. Mặt dưới là màu trắng bạc óng ánh, trong như lá nhót đó là các long hình khiên. Mặt trên thường xanh nhạt cũng có ít long hình khiên như mặt dưới lá.

Khi lá khô đi, màu trắng bạc mặt dưới lá càng thể hiện rõ hơn; mặt trên lại trở nên màu nâu đen; điều đó giúp ta dễ dàng nhận dạng vị thuốc này. Cụm hoa thường được mọc ở kẽ lá hay đầu cành, lưỡng tính hay đơn tính. Hoa đực gồm 5 lá dài, 3 vòi nhị. Quả gồm 3 mảnh vỏ, màu hơi đỏ. Cây khổ sâm cho lá, thường là cây mọc hoang, đôi khi được trồng làm cảnh và được trồng ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc nước ta. Do đó nó còn được gọi là “khổ sâm Bắc bộ”. Người ta thu hút các là bánh tẻ vào các mùa trong năm. Phơi khô. Trước khi sử dụng, thường tiến hành sao vàng.

Vị thuốc khổ sâm điều trị rối loạn nhịp tim

Khổ sâm có tên khoa học là Sophora flavescens Ait. Mùa thu và mùa xuân đào lấy rễ, cắt bỏ thân rễ và rễ non, rửa sạch, phơi khô hoặc thái phiến tươi, rồi phơi khô để làm thuốc Khổ sâm có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, sát khuẩn, lợi niệu.

Trong y học cổ truyền khổ sâm được sử dụng để điều trị: nhiệt lỵ, tiện huyết, xích bạch đới thấp chẩn (eczema) mụn nhọt lở ngứa… Liều dùng: thường 5-10g/ngày dưới dạng sắc uống.

Khổ sâm được dùng chủ yếu để chống rối loạn nhịp tim. Nó làm hạ thấp nhịp tim tăng thời gian dẫn truyền tim và làm giảm tính kích thích cơ tim. Tác dụng này không bị ảnh hưởng bởi atropin hay tác nhân beta – adrenergic. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng D-matrin một hoạt chất của khổ sâm có hoạt động chống rối loạn nhịp tim trên động vật bởi tác dụng ức chế trực tiếp trên cơ tâm nhĩ.

Khổ sâm cũng có tác dụng làm tăng lượng bạch cầu và đã biểu hiện bản chất chống vi khuẩn và chống ung thư. Người ta cũng thấy khổ sâm ức chế tổng hợp protein virut gây ra giảm sự sao chép virut. Những dẫn xuất của matrin cũng có tác dụng chống viêm nhiễm và ức chế định thấm mao mạch bởi histamin

Các bài thuốc Đông y điều trị rối loạn nhịp tim

Các bài thuốc Đông y điều trị rối loạn nhịp tim
Điều trị rối loạn nhịp tim

Khổ sâm được dùng hiện nay chủ yếu chống rối loạn nhịp tim. Ngoài ra trên lâm sàng ôxy matrin có tác dụng trong điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng bởi ức chế sự mất kết hạt của các tế bào mastocyt.

Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng khổ sâm trong chống sốt và ẩm ướt cơ thể thuốc chống sán lãi, chữa tiếng tim đập không đều eczema tiêu chảy cấp viêm tai giữa viêm kết mạc mạn tính và cấp nhiễm trùng roi âm đạo. Khổ sâm chống lại tia X nên dùng trong chống bệnh máu trắng và sử dụng lợi niệu khi phù nề.

Bài 1: Bài thuốc khổ sâm long thảo chứa khổ sâm chủ trị loạn nhịp tim, thanh tâm hỏa. Khổ sâm 30g ích mẫu 30g chích thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

Bài 2: Chủ trị bệnh động mạch vành và ngoại tâm thu viêm cơ tim. Khổ sâm một phần hồng hoa một phần, chích thảo 0,6 phần. Xay mịn làm thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 3 viên, ngày uống 3 lần.

Chích cam thảo 2g, sinh hoàng kỳ 20g, ngọc trúc 30g, sinh tử thanh 60g (sắc trước). Khổ sâm 15g (nếu tim đập nhanh thì dùng 30g). Cho 600ml nước, sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *