Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh

Thời tiết chuyển mùa dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh ho gà. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không biết phân biệt ho gà và ho thông thường nên thường đưa con đến cơ sở y tế khi tình trạng bệnh nặng hơn. Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh chủ yếu xảy ra vào mùa đông, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, viêm não, thậm chí tử vong.

Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp hoặc tiếp xúc qua nước bọt của người bệnh khi nói chuyện. Nào ngay bây giờ cùng với hcasp.com tìm hiểu chi tiết bệnh ho gà và cách phòng tránh bệnh cho trẻ em qua bài viết bên dưới này nhé!

Nguyên nhân gây bệnh ho gà ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh ho gà ở trẻ
Bệnh ho gà rất dễ lây nhiễm, bệnh gây ra bởi vi khuẩn bordetella pertussis

Bệnh ho gà rất dễ lây nhiễm, bệnh gây ra bởi vi khuẩn bordetella pertussis. Vi khuẩn này bám vào các nhung mao lót ở phía trong một phần đường hô hấp trên. Vi khuẩn giải phóng độc tố, làm tổn thương nhung mao và gây viêm phù nề.

Người bị ho gà thường lây bệnh khi ho; hoặc hắt hơi trong khi tiếp xúc gần với những người khác. Sau đó những người này hít thở phải vi khuẩn ho gà. Nhiều trẻ sơ sinh bị ho gà do lây bệnh từ anh chị em, bố mẹ; hoặc người chăm sóc mà thậm chí có thể họ không biết mình mắc bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh ho gà là ho nhẹ. Sau từ 7 đến 10 ngày, tình trạng ho nặng dần theo từng cơn và kéo dài cả vài tháng nếu không được điều trị. Trong thời kỳ này, người bệnh có những cơn ho kéo dài, ho không ngừng đến nôn mửa, khiến bệnh nhân chảy nước mắt, nước mũi.

Cơn ho dai dẳng có thể khiến người bệnh bừng mặt hay tím tái do suy hệ thống hô hấp, gây ra nghẹt thở và tử vong. Trẻ sơ sinh là đối tượng hay mắc bệnh ho gà thường nặng nhất. Có những trẻ ho nhiều đến mức chảy cả máu mắt. Phần lớn trẻ bị bệnh ho gà tử vong là do suy hô hấp, không đủ oxy.

Cách điều trị sớm bệnh ho gà ở trẻ em

Cách điều trị sớm bệnh ho gà ở trẻ em
Bệnh ho gà không để lại biến chứng nếu được điều trị kịp thời và sẽ hồi phục hoàn toàn

Bệnh ho gà không để lại biến chứng nếu được điều trị kịp thời và sẽ hồi phục hoàn toàn. Đặc biệt là không để lại di chứng gì về đường hô hấp sau này; nên các bậc phụ huynh có thể yên tâm.

Bệnh nhi dưới 1 tuổi khi có biểu hiện mắc bệnh cần cho nhập viện để theo dõi cơn ho ngạt thở; và ngừng thở ngạt, hút đờm dãi, thở oxy, bù nước và bù dinh dưỡng là rất cần thiết. Điều trị đặc hiệu bằng erythromycin với liều 50 mg/kg/ngày (trong vòng 14 ngày) theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ nhỏ, mẹ phải cho ăn lỏng hoặc bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ ho, nên bế trẻ ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên. Các bà mẹ biết cách sơ cứu như hô hấp nhân tạo miệng cho trẻ khi trẻ có biểu hiện ngưng thở; cơ tránh khói bếp, nhất là khói thuốc lá.

Không để trẻ hít phải khó thuốc, khói bếp. Trong thời gian điều trị, nên cho bé uống nhiều nước; ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo hoặc sữa. Tuy nhiên cần lưu ý, khi trẻ uống nước, bú, ăn cháo,… không nên cho trẻ ăn quá nhanh nhằm tránh bị sặc.

Với những người không mắc bệnh ho gà, nhưng phải thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân ho gà sẽ được chỉ định điều trị dự phòng kháng sinh. Tuy nhiên, cũng nên hạn chế tiếp xúc tối đa với bệnh nhân nhất. Đặc biệt là trong thời gian 7 ngày bắt đầu khởi bệnh.

Phòng bệnh ho gà ở trẻ em

Tiêm phòng (chích ngừa) vắc xin ho gà đầy đủ và đúng lịch chính là biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà cho trẻ hiệu quả nhất.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 2 tháng tuổi chính là thời điểm kháng thể phòng bệnh ho gà mẹ truyền cho bé đã suy giảm mạnh. Việc tiêm vắc xin  cho trẻ vào thời điểm này là tốt nhất, giúp trẻ tạo miễn dịch, sản sinh kháng thể phòng bệnh, đồng thời góp phần giảm thiểu nguồn lây nhiễm, tránh nguy cơ  bùng phát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Để phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ, Bộ Y tế khuyến cáo các gia đình. Hãy đưa trẻ đi tiêm phòng (chích ngừa) đầy đủ 3 mũi vắc xin; ComBE Five (vắc xin 5 trong 1) phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B; Haemophilus influenzae tuýp B thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng được nhà nước tài trợ miễn phí.

Hoặc phụ huynh cũng có thể chọn tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà có trong nhiều loại vắc xin phối hợp. Như vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp) hoặc Infanrix Hexa (Bỉ); vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp); vắc xin 4 trong 1 Tetraxim (Pháp); vắc xin Adacel (Canada), Boostrix (Bỉ) cho trẻ từ 2 tháng tuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *