Bệnh mất ngủ ở người già: Điều trị và các phòng tránh bệnh

Rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng phổ biến của bệnh mất ngủ ở mọi lứa tuổi, nhưng phụ nữ thường gặp hơn nam giới, đặc biệt là người cao tuổi. Ở nước ta hiện nay chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng thực tế do nhiều nguyên nhân đan xen lẫn nhau, sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Người cao tuổi mắc bệnh mất ngủ có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.

Mất ngủ thường khiến cho người già khó đi vào giấc ngủ, đặc biệt là khi thức dậy quá sớm và rất khó để ngủ lại. Mất ngủ và khó đi vào giấc ngủ phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Nào cùng với hcasp.com tìm hiểu chi tiết bệnh mất ngủ và cách phòng tránh bệnh ở người già qua bài viết bên dưới này nhé!

Có phải 100% người cao tuổi đều sẽ bị bệnh mất ngủ?

Có phải 100% người cao tuổi đều sẽ bị bệnh mất ngủ
Bệnh mất ngủ ở người già còn xảy ra ở cơ địa, thói quen sinh hoạt, ăn uống của tùy người

Đa số chúng ta, bước qua ngưỡng cửa tuổi 40 sẽ có những thay đổi lớn trong cơ thể. Các hormone bắt đầu thay đổi, việc ăn uống, sinh hoạt nhiều khi không còn như ngày trẻ. Và trong đó, không ít người bắt đầu mắc bệnh khó ngủ. Người ta gọi đó là bệnh mất ngủ ở người già.

Tuy nhiên, không phải 100% những người già đều bị mất ngủ. Có những người, phải đến 60, 70 tuổi mới xuất hiện các triệu chứng này. Có người dù đã 70 tuổi nhưng vẫn ăn tốt, ngủ tốt. Có người lại chỉ 40 thôi nhưng đã mất ngủ triền miên. Có thể thấy, thay đổi hormone chỉ là một phần nguyên nhân. Bệnh mất ngủ ở người già còn xảy ra ở cơ địa, thói quen sinh hoạt, ăn uống của tùy người. Vậy nên, mặc dù bệnh mất ngủ thường dễ gặp ở đối tượng người già nhưng không phải là tỷ lệ tuyệt đối.

Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Bệnh mất ngủ ở người già hay người trẻ thì đều nguy hiểm như nhau. Bạn hãy thử tưởng tượng, nếu chỉ một đêm mất ngủ thôi, ngày hôm sau bạn sẽ như thế nào? Chắc chắn là rất mệt mỏi, uể oải, cơ thể không còn sức lực, đầu óc không tỉnh táo để làm việc. Và nếu như nó cứ diễn ra hàng ngày, hàng tháng, hàng năm thì chắc bạn sẽ cảm thấy “phát điên”. Người già bị mất ngủ thường xuyên cũng sẽ gặp tình trạng như vậy. Nhưng mệt mỏi, uể oải, căng thẳng chỉ là “bề nổi” của vấn đề. Nó chỉ là những triệu chứng “bộc phát” ngay và luôn.

Còn về lâu dài, bệnh mất ngủ ở người già còn có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn. Ví dụ như: tăng cân, cao huyết áp, tim mạch, ung thư, tiểu đường, trầm cảm, lú lẫn,…. đều là những hệ lụy do mất ngủ lâu ngày gây nên. Do vậy, nếu bị mất ngủ, cần phải tìm cách điều trị ngay lập tức, không nên kéo dài “dai dẳng” sẽ rất khó điều trị.

Một vài cách hỗ trợ điều trị mất ngủ ở người già

Hiện nay, mặc dù có nhiều loại thuốc ngủ đặc hiệu được sử dụng để gây ngủ nhanh. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều không khuyến khích sử dụng thuốc ngủ. Vì nó chỉ có thể điều trị triệu chứng, không chữa được tận gốc bệnh. Đồng thời, nó cũng để lại nhiều hậu quả đáng lo ngại. Chính vì thế, các phương pháp chữa bệnh Đông Y vẫn được nhiều người áp dụng hơn và hiệu quả cũng rất tốt.

Chỉ với một củ gừng rất dễ kiếm, bạn hoàn toàn có thể điều trị chứng bệnh mất ngủ tuổi già bằng những cách đơn giản:

– Cách 1: Pha trà gừng + mật ong uống hằng ngày. Thái vài lát gừng, cho vào nước đun sôi, để đến khi ấm cho thêm mật ong vào là bạn đã có được tách trà thơm ngon cho buổi sáng và buổi chiều. Kiên trì uống trà gừng sẽ thấy bệnh mất ngủ thuyên giảm rõ rệt.

– Cách 2: Bạn có thể chọn ngâm chân nước gừng và muối ấm nếu như bị mất ngủ kèm theo triệu chứng bứt rứt, khó chịu, đau nhức trong người. Lấy 1 củ gừng, thái lát, đem đun với 3 lít nước; rồi để ấm khoảng 40 độ thì cho thêm vào 1 thìa muối. Sau đó ngâm chân chừng 20 phút rồi lau khô và đi ngủ. Cách này đảm bảo sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Cách phòng tránh chứng mất ngủ ở người già

Cách phòng tránh chứng mất ngủ ở người già - Tập thể dục đều đặn hàng ngày
Cách phòng tránh chứng mất ngủ ở người già – Tập thể dục đều đặn hàng ngày

Cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp điều trị chứng mất ngủ; mà không dùng thuốc (nhất là đối với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài). Dưới đây là các biện pháp cho bạn:

– Tập thể dục đều đặn hàng ngày (tránh tập nhiều sau 6 giờ tối).

– Giải quyết cho xong hoặc tạm gác hết những vấn đề khiến bạn lo lắng nhằm tạo cho mình cảm giác thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi lên giường ngủ.

– Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện hạn chế ánh sáng; tiếng ồn và duy trì nhiệt độ phòng phù hợp…

– Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể; giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.

– Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Ví dụ duy trì thói quen tắm nước nóng, nghe một bản nhạc nhẹ rồi lên giường ngủ vào mỗi ngày.

– Nên xuống giường sau khi thức dậy vào buổi sáng; không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.

– Hạn chế sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *