Bệnh quai bị ở trẻ em và cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Bệnh quai bị ở trẻ em không phải là căn bệnh hiếm gặp ở nước ta và theo ghi nhận mỗi năm ở Việt Nam có hàng nghìn ca mắc quai bị. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng lại để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm vòi trứng, viêm màng não, điếc tai,… Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng chưa có thuốc đặc trị, có nhiều biến chứng và thường bùng phát thành dịch. Bệnh này phổ biến nhưng không phải bà mẹ nào cũng có những hiểu biết nhất định về nó cũng như cách phòng bệnh sao cho hiệu quả. Trong bài viết này, hcasp.com xin chia sẻ đến bạn những kiến thức cơ bản của căn bệnh này và cách phòng bệnh cho trẻ, cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh quai bị

Quai bị là bệnh do virus có tên khoa học là Paramyxo gây nên, có khả năng nhiễm bệnh ở bất kì lứa tuổi nào và trong đó trẻ em từ 5 – 8 tuổi là lứa tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là giáp tết. Bệnh thường xuất hiện ở những nơi tụ tập đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể,… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em – Đau cơ, đau hàm

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em thường xuất hiện trong khoảng 2 tuần sau khi trẻ nhiễm virus. Những triệu chứng này rất giống với cảm cúm, như:

  • Mệt mỏi
  • Đau cơ, đau hàm
  • Đau đầu
  • Ho, sổ mũi
  • Biếng ăn
  • Sốt nhẹ.

Trong vài ngày tiếp theo, bé sẽ sốt cao khoảng 39°C và sưng tuyến nước bọt. Khi sưng tuyến nước bọt, bé có nguy cơ truyền virus cho người khác qua tiếp xúc thông thường. Tuyến nước bọt sẽ sưng và đau định kì hoặc khi vị giác bị kích thích. Hầu hết các bé mắc bệnh đều có biểu hiện của việc nhiễm virus gây bệnh nhưng cũng có những bé có rất ít hoặc không có triệu chứng nào. Khoảng một phần ba trẻ sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng biểu hiện bệnh rất nhẹ.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Biến chứng của bệnh quai bị tương đối hiếm, nhưng nếu không được điều trị đúng, biến chứng sẽ trở nên rất trầm trọng. Bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt ở mang tai mà còn có thể gây viêm nhiễm những bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả não và hệ sinh sản. Bệnh quai bị thường nhẹ ở trẻ em, nhưng đôi khi các biến chứng có thể xảy ra. Tuy các biến chứng nghiêm trọng thường hiếm gặp song có thể ảnh hưởng lâu dài đến tuổi trưởng thành. Các biến chứng thường thấy của bệnh bao gồm:

  • Nếu mắc bệnh khi còn nhỏ, trẻ có thể bị điếc, tỷ lệ trẻ gặp biến chứng này là 1/200.000 trẻ bị nhiễm bệnh.
  • Quai bị có thể tấn công hệ thống thần kinh trung ương, gia tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não (gây ra các vấn đề phối hợp vận động). Các biến chứng hệ thần kinh từ quai bị thường gặp hơn ở người lớn. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở trẻ em.
  • Bệnh quai bị có thể gây ra viêm màng tinh hoàn ở 4 trong số 10 bé trai và nam giới trưởng thành. Bệnh này phổ biến hơn sau tuổi dậy thì. Bệnh có thể gây đau trong một vài tuần kèm triệu chứng sưng, đau, buồn nôn, nôn và sốt. Viêm tinh hoàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Biện pháp phòng ngừa quai bị cho trẻ

Biện pháp phòng ngừa quai bị cho trẻ
Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh quai bị cho trẻ
  • Tuyên truyền cho cộng đồng biết các dấu hiệu của bệnh, giáo dục cách phòng bệnh như: cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể đặc biệt là đường hô hấp cho trẻ.
  • Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh quai bị cho trẻ, trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể sẽ là suốt đời. Vắc-xin có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các vắc-xin khác như vắc-xin tam lien MMR (Measles – Mump – Rubella). Ba mẹ nên lưu ý khi sử dụng vắc-xin cho trẻ là: Trẻ từ 12 đến 14 tháng tuổi nên được tiêm ngừa mũi vắc-xin tam liên MMR. Còn liều thứ 2 tiêm lại khi trẻ tròn 4 đến 6 tuổi.
  • Trường hợp khi có trẻ bị bệnh quai bị thì trẻ phải được cách ly tại nhà, không đi học. Hạn chế cho bé tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly với người bệnh trong khoảng 10 ngày như dùng vắc-xin Trimovax hay MMR. Vắc-xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi.

Điều trị quai bị cho trẻ như thế nào?

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này nên cách chủ yếu mà các bà mẹ quan tâm là điều trị cho trẻ bằng cách nâng đỡ, tăng cường dinh dưỡng và điều trị triệu chứng cho trẻ. Dưới đây là một số lưu ý các mẹ cần quan tâm:

  • Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lí và không nên cho trẻ vận động quá nhiều. Đặc biệt trong trường hợp trẻ sung tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
  • Về chế độ dinh dưỡng thì không nên kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ. Thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn. Thế nên cần chọn thức ăn mềm, dễ nuốt và nhiều dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho bé.
  • Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai. Bởi nó có thể gây ra nhiễm độc.
  • Tăng cường vệ sinh răng, miệng, họng cho bé. Nên xúc miệng cho bé bằng nước oxy già, nước muối.
  • Ở những nơi có lá lốt, rau diếp cá, chanh có thể dùng 2 – 3 thứ cùng đun kỹ. Sau đó cho ít muối, lọc rồi cho bé xúc miệng hàng ngày nhiều lần. Nếu bé có dấu hiệu bị viêm não hay màng não ba mẹ cần cho bé đi bệnh viện ngay. Trường hợp bé có triệu chứng nặng hơn hãy cho bé đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *