Bệnh sâu răng là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, đây là tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn trong miệng. Vi khuẩn này tiết ra axit tấn công men răng làm hình thành các lỗ sâu trên răng, gây đau nhức, nhiễm trùng, thậm chí là mất răng. Chăm sóc răng miệng cho trẻ là vấn đề mà các bậc phụ huynh đang rất quan tâm, vì răng miệng liên quan đến sức khỏe và thẩm mỹ sau này của trẻ. Sâu răng ở trẻ em là căn bệnh phổ biến, thế nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa hiểu rõ về nó cũng như cách phòng bệnh sau cho hiệu quả. Nếu các bậc phụ huynh vẫn đang tìm kiếm cách phòng ngừa sâu răng cho con mình thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của hcasp.com.
Mục Lục
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng
Sâu răng ở trẻ có thể là do men răng có nhiều lỗ hỏng do khiếm khuyết canxi. Thức tế, răng sữa được hình thành từ khi bé còn là thai nhi trong bụng mẹ, do vậy khi mang thai nếu người mẹ ăn uống thiếu canxi thì sau này men răng sữa của bé sẽ không chắc chắn. Do trẻ ăn nhiều đồ ngọt như kẹo, sô cô la hoặc do vi khuẩn gây sâu răng có sẵn trong miệng, khi thức ăn dính lên bề mặt răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy thành axit ăn mòn men rặng tạo thành những lỗ sâu.
Sâu răng ở trẻ em có biểu hiện ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng, lúc này trẻ chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau bạn sẽ nhìn thấy lỗ sâu, nếu bạn dùng que lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, đáy lỗ sâu sẽ rộng hơn miệng lỗ sâu. Ở giai đoạn sau nữa khi thức ăn lọt vào lỗ sâu hay khi ăn nóng, lạnh, ngọt,… trẻ sẽ cảm thấy đau buốt và khi hết tác nhân kích thích thì sẽ hết đau.
Tác hại của sâu răng đối với trẻ em
- Ban đầu răng trẻ em bị sâu chưa có biểu hiện rõ ràng. Răng chỉ ngả màu vàng sẫm và không gây đau nhức cho trẻ. Đến các giai đoạn sau khi vi khuẩn đã ăn sâu vào bên trong răng mới khiến răng trẻ bị ê buốt và đau nhức kéo dài. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ em, răng đau nhức khiến trẻ chán ăn, sụt cân, chậm phát triển.
- Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em kéo dài sẽ tổn thương đến tủy răng gây ra triệu chứng đau nhức. Nghiêm trọng có thể gây viêm tủy răng dẫn đến hoại tử tủy hoặc chết tủy.
- Các vi khuẩn sẽ lây nhiễm mô quanh răng sâu. Nó có thể khiến các mô mềm bị viêm cấp tính, đau nhức và sưng tấy.
- Sâu răng ở trẻ còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác. Ví dụ như viêm hạch, viêm tủy xương, viêm xoang hàm.
- Trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng và cần phải nhổ răng sâu trẻ em sớm. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Cách điều trị bệnh sâu răng cho trẻ
Có nhiều cách điều trị sâu răng dân gian vẫn được nhiều ba mẹ áp dụng cho trẻ. Nhưng nó chỉ giúp hạn chế đau nhức tạm thời chứ không thể điều trị triệt để. Vì vậy, các chuyên gia nha khoa khuyến cáo ba mẹ nên cho trẻ đến nha sĩ để thăm khám và điều trị sâu răng đúng cách:
- Trường hợp răng chớm sâu: Răng trẻ mới chớm sâu thì bác sĩ thường sử dụng biện pháp tái khoáng để điều trị. Dùng dung dịch calcium, phosphate, fluorine đổ vào chỗ răng bị sâu để ngăn sự lan rộng của lỗ sâu. Biện pháp này không gây khó chịu hay đau nhức cho trẻ.
- Trường hợp trẻ em bị sâu răng nặng: Khi đó thì các lỗ sâu đã hình thành. Và lúc này trẻ đã bắt đầu cảm thấy đau nhức. Bác sĩ sẽ phải loại bỏ các mô răng sâu bằng cách nạo sạch các vết sâu. Sau đó họ sẽ hàn trám lại. Nghiêm trọng hơn bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để tránh ảnh hưởng về sau.
Cách phòng bệnh sâu răng cho trẻ nhỏ
Cách phòng ngừa sâu răng cho bé tốt nhất là giữ vệ sinh răng miệng cho bé. Bé còn nhỏ quá chưa biết chải răng nhưng đã mọc răng sữa. Lúc này người mẹ phải lau răng miệng cho bé sau khi bú, sau mỗi bữa ăn. Bạn có thể thực hiện bằng cách dùng gạc sạch, vô trùng quấn vào đầu ngón tay út. Sau đó nhúng vào nước sạch lau kỹ hai hàm răng cho bé theo động tác giống như chải răng. Nếu đi xa không có điều kiện lau được thì sau khi bé bú phải cho bé uống nước súc miệng.
Phải chú ý chăm sóc cho bé ngay từ chiếc răng đầu tiên. Chú ý chế độ ăn uống của mẹ khi cho con bú. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để chống còi xương; suy dinh dưỡng dẫn đến xương hàm kém phát triển hay biến dạng; răng mọc lệch lạc; nằm nghiêng một bên lâu ngày gây lép méo đầu, lép mặt. Không cho trẻ bú tay hoặc mút núm vú thường xuyên vì có thể gây vẩu hàm trên.
Ngoài ra, việc giảm số lần ăn các chất có đường cũng rất hiệu quả khi phòng ngừa sâu răng. Vì vậy, không nên cho trẻ dùng các thức uống ngọt, hay dùng chất ngọt vào ban đêm. Đối với trẻ có nguy cơ cao bị sâu răng cần tránh cho dùng các loại bánh snack giữa các bữa ăn.