Bệnh suy dinh dưỡng ở người cao tuổi và cách phòng bệnh

Bệnh suy dinh dưỡng ở người trung niên và người cao tuổi là tình trạng mất cân bằng khi năng lượng của người cao tuổi từ thức ăn hàng ngày không đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Người cao tuổi bị suy dinh dưỡng sẽ dễ mắc các bệnh nguy hiểm khác như bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính không lây,… và nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Người già suy dinh dưỡng là một trong những vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác và đang được nhiều người quan tâm.  Để nắm được những kiến thức cơ bản về căn bệnh này ở người cao tuổi và cách phòng bệnh hiệu quả nhất, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của hcasp.com.

Nguyên nhân khiến người cao tuổi bị suy dinh dưỡng

Nguyên nhân khiến người cao tuổi bị suy dinh dưỡng
Các thay đổi về sinh lý lão hóa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng
  • Các thay đổi về sinh lý lão hóa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng. Sự suy yếu về trí nhớ, về cảm giác mùi – vị có thể làm giảm sự thèm ăn. Sức khỏe răng miệng kém và các vấn đề nha khoa có thể dẫn đến khó nhai,…
  • Các bệnh mãn tính không lây ở người cao tuổi buộc họ phải có chế độ ăn kiêng, giảm muối; ăn ít đường, ít béo,… bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bệnh cũng làm ảnh hưởng khẩu vị và chất lượng bữa ăn. Điều này góp phần không nhỏ vào gây nên suy dinh dưỡng.
  • Người cao tuổi còn trải qua các biến động tâm lý xã hội, cảm thấy bị cô lập, cô đơn, trầm cảm và tài chính không thoải mái cũng ảnh hưởng rất lớn đến chế độ ăn uống của họ, cuối cùng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng.
  • Người cao tuổi sống một mình thường ăn qua loa cho xong bữa, nên ăn ít, không ý thức sự quan trọng của dinh dưỡng, dẫn đến ăn uống không đủ chất dinh dưỡng gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở người già.

Triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

Các dấu hiệu của suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có thể rất khó khăn để nhận biết, đặc biệt ở những trường hợp chưa có biểu hiện rõ rệt. Nhưng phát hiện ra vấn đề ở giai đoạn sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau. Các bước sau giúp bạn nhận biết sớm tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi:

  • Quan sát thói quen ăn uống: Dành thời gian quan tâm đến những bữa ăn của cao tuổi thường xuyên chứ không chỉ vào những dịp đặc biệt.
  • Theo dõi cân nặng:Giúp người thân của bạn theo dõi cân nặng của mình ở nhà. Bạn cũng có thể theo dõi các dấu hiệu giảm cân khác, chẳng hạn như trang phục rộng hơn, nét mặt hốc hác hơn,…
  • Cảnh giác với các dấu hiệu bất thường khác:Ngoài việc giảm cân, suy dinh dưỡng có thể gây tổn thương ngoài da như các vết thâm tím, vết thương khó lành, chảy máy răng, đau răng,…
  • Chú ý các loại thuốc của người thân đang dùng: Nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến sự thèm ăn, tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

Cách phòng bệnh suy dinh dưỡng cho người cao tuổi

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh
  • Nên sử dụng các loại ngũ cốc và tinh bột như cơm, bún, mì, khoai,… Các loại khoai củ vừa dễ tiêu hóa lại giàu chất xơ chống táo bón. Chọn gạo dẻo, không mốc, không xát quá trắng. Nếu có thể chọn gạo đỏ (gạo lức) là tốt nhất.
  • Tránh thực phẩm gây ra nhiều hơi như bắp cải, đậu, nước ngọt có hơi, cà phê.
  • Tránh đồ mỡ béo, mỡ động vật, nên thay thế bằng dầu thực vật. Hạn chế thực phẩm từ đường mía, bánh kẹo, nước ngọt,…
  • Nên ăn cá, vì cá chứa nhiều đạm dễ tiêu hoá lại có thêm một số axit béo cần thiết cho cơ thể. Cụ thể là: 1 tuần có 7 ngày thì ít nhất nên có 3 ngày ăn cá. Tăng nguồn đạm thực vật như đậu hũ, sữa đậu nành, đậu đũa, đậu hà lan, đậu cove,…
  • Nên ăn trái chín cây để bổ sung vitamin. Các loại trái cây thích hợp là chuối, đu đủ, cam, bưởi, thanh long,… vì mềm, dễ nhai nuốt lại giàu chất xơ chống táo bón.
  • Uống nước trà, trà xanh, ăn nhiều rau, đặc biệt là rau lá xanh, rau gia vị (hành, hẹ, rau thơm), ăn các củ gia vị (tỏi, gừng, riềng, nghệ)… sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, muối khoáng và các chất chống ôxy hóa.
  • Bổ sung canxi để chống loãng xương. Thực phẩm giàu canxi phù hợp nhất là sữa. Và nên uống loại sữa ít béo, không đường, khoảng 1 – 2 ly mỗi ngày. Sữa chua cũng rất tốt vì vừa bổ vừa có tác dụng điều hòa boạt động tiêu hóa nhưng nên chọn loại sữa chua ít đường.

Xây dựng thói quen ăn uống hợp lý và khoa học

  • Tránh uống nước, uống thuốc trước khi ăn vì mau no bụng.
  • Nên tìm bạn ăn cùng cho vui: Ăn chung với người thân trong gia đình, đến ăn tại các trung tâm cao niên,…
  • Không bỏ bữa.
  • Năng vận động để cơ thể thích nghi khẩu vị.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng. Người hay bị khô miệng thì ăn nhiều canh, nước sốt. Khó khăn khi nhai với răng giả thì có thể dùng thực phẩm băm nhỏ, nấu thịt nhỏ lửa lâu hơn để thịt mềm,…
  • Không ăn nhiều quá cùng một lúc để tránh buồn nôn. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.
  • Nên uống nước thường xuyên dù không khát nhất là vào mùa nóng.
  • Thêm gia vị vào thực phẩm để tăng sức quyến rũ khẩu vị. Ăn ít muối, không nên thường xuyên ăn mắm và mỗi lần chỉ nên ăn một lượng rất ít.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *