Bệnh vàng da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, đối với trẻ sinh đủ tháng thì tỷ lệ trẻ bị vàng da là khoảng 60% và tỷ lệ này sẽ cao hơn nếu trẻ bị sinh non. Có hai loại vàng da ở trẻ sơ sinh, một là vàng da sinh lý và hai là vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý chiếm tỷ lệ 75% các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh và trẻ chỉ bị nhẹ, không ảnh hưởng gì đến trẻ nên không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, vàng da bệnh lý thì lại diễn biến nhanh, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sẽ để lại cho trẻ những biến chứng nặng nề. Bài viết dưới đây của hcasp.com sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về căn bệnh này ở trẻ em, đừng bỏ lỡ nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da
Khi còn trong bụng mẹ, các hồng huyết cầu sẽ đảm nhận nhiệm vụ đưa oxy vào cơ thể cho bé. Tuy nhiên, sau khi sinh ra thì bé có thể tự hô hấp bằng phổi. Vì vậy, cơ thể bé bắt đầu loại bỏ các hồng huyết cầu. Việc này làm sản sinh chất bilirubin, sắc tố màu da cam và gan có nhiệm vụ đào thải các chất này qua đường tiết niệu. Thế nhưng, ở một số trẻ sơ sinh thì gan còn chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, gan của trẻ chưa thể loại bỏ hết các chất bilirubin ra khỏi cơ thể được. Các chất này hòa lẫn vào máu, khiến da của trẻ sơ sinh ngả màu vàng.
Những bé bị vàng da do sinh lý thường bị vàng da trong khoảng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau khi sinh. Tuy nhiên, sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày sau đó. Một số bé bị vàng da do bệnh lý, do nhiễm khuẩn ở rốn, nhiễm khuẩn ở da, hoặc do da bị nhiễm virus lan truyền từ mẹ. Nguyên nhân khác có thể là do trẻ bị vàng da bẩm sinh hoặc người mẹ nhiễm bệnh giang mai, gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da
Để phát hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, các mẹ có thể đưa bé đến nơi có đủ ánh sáng mặt trời. Sau đó, dùng tay ấn nhẹ vào các vùng như trán, mặt, bụng, ngực; vùng trên rốn, vùng đùi; vùng cánh tay, bàn tay, bàn chân,… Nếu thấy làn da trẻ có màu vàng ở bên dưới chỗ ấn thì nên đưa bé đến khám tại các bệnh viện ngay. Ngoài ra, vẫn còn một số dấu hiệu khác để nhận biết trẻ có bị vàng da hay không. Chẳng hạn như mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu bỏ bú, bú kém, quấy khóc, da có màu vàng sậm và lan lần xuống các vùng tay, chân.
Điều trị vàng da bệnh lý cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu vàng da trong thời gian dài, ba mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện để được các bác sĩ chữa trị đúng cách và kịp thời. Bên cạnh đó, biện pháp điều trị bệnh vàng da tốt nhất cho trẻ chính là nguồn sữa mẹ. Sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, trong sữa mẹ còn có chứa hợp chất quan trọng để làm loại bỏ bilirubin trong máu của trẻ, giảm thiểu bệnh vàng da. Chính vì thế, các mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú nhiều cữ trong ngày. Mỗi cữ nên cách nhau khoảng 2 giờ.
Trẻ bị vàng da sinh lý
Ở những trường hợp nhẹ hoặc bệnh vàng da do sinh lý, ba mẹ có thể tự điều trị cho bé tại nhà bằng cách tắm nắng thường xuyên cho bé. Tuy nhiên, chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 8h đến 8h30 mỗi sáng. Bạn không nên cho bé tắm nắng quá lâu. Đồng thời, ba mẹ cũng nên theo dõi bệnh vàng da. Nếu bệnh không thuyên giảm thì nên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện ngay.
Trẻ bị vàng da bệnh lý
Trong những trường hợp bị vàng da nặng, tức là hàm lượng chất bilirubin trong máu của trẻ tương đối cao thì các bác sĩ sẽ dùng phương pháp chữa bệnh bằng ánh sáng, hay còn được gọi là phương pháp chiếu đèn. Trẻ sơ sinh sẽ được đặt dưới luồng ánh sáng của đèn trong vòng 24 giờ. Việc này sẽ giúp biến bilirubin thành chất không độc và thải ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Ở những tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn khi xuất hiện các triệu chứng đe dọa nhiễm độc thành kinh, các bác sĩ buộc phải sử dụng biện pháp thay máu để loại bỏ chất bilirubin ra khỏi cơ thể của trẻ ngay.
Cách phòng bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh
- Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ, đặc biệt là các tháng cuối. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để không bị sinh non. Khi sinh cần đến cơ sở y tế để được cán bộ có chuyên môn theo dõi và đỡ đẻ.
- Nếu trẻ bị vàng da nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng mỗi sáng. Hãy cho bé tắm từ khoảng 7 giờ đến 9 giờ sáng. Nên cởi bớt quần áo của trẻ cho trẻ tắm nắng dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Hãy làm sao cho tia nắng mặt trời chiếu đến toàn bộ cơ thể của trẻ.
- Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh bilirubin qua đường tiêu hoá;
- Hàng ngày, cần theo dõi mức độ tiến triển vàng da của trẻ. Hãy theo dõi liên tục trong vòng 7 – 10 ngày sau sinh.
Vàng da là hiện tượng sinh lý bình thường của phần lớn trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp vàng da có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hoặc nó có thể sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển về mọi mặt của trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi sát tình trạng vàng da của con mình. Đặc biệt lưu ý khi thấy trẻ có các biểu hiện: bú ít hơn một nửa so với bình thường; nước tiểu vàng, phân bạc màu; trẻ ngủ nhiều; vàng da lan đến bàn tay, bàn chân và kéo dài trên 10 ngày. Lúc này bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế điều trị kịp thời để tránh biến chứng.