Bỏ túi cách phòng tránh các căn bệnh người cao tuổi thường gặp

Khi về già, sức đề kháng và nhiều chức năng của cơ thể sẽ suy giảm đáng kể, dễ mắc bệnh tật. Những bệnh này rất phổ biến và thường là mãn tính hoặc tái phát. Cũng giống như các nhóm tuổi khác, người cao tuổi vẫn có nguy cơ mắc nhiều bệnh. Ở người cao tuổi, cơ thể có những thay đổi nhất định về thể chất và tâm lý so với người trẻ và trung niên. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ các bệnh thường gặp của người cao tuổi để nắm vững kiến ​​thức và phương pháp cách phòng tránh bệnh. Nào cùng với hcasp.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới này nhé!

Bệnh suy giảm nhận thức

Bệnh suy giảm nhận thức
Bệnh suy giảm nhận thức ở người già

Suy giảm nhận thức – sa sút trí tuệ là một trong những căn bệnh hàng đầu dễ mắc phải của người lớn tuổi tại Việt Nam. Đây không hẳn là bệnh mà là hội chứng lâm sàng bị gây ra bởi những tổn thương ở vùng não. Biểu hiện đặc trưng của chứng bệnh này chính là suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, chú ý, định hướng, ngôn ngữ, trí giác, suy luận, điều hành, và khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục… Chứng sa sút trí tuệ này có thể thấy ở nhiều loại bệnh khác nhau nhưng phổ biến nhất là bệnh Alzheimer – chiếm đến 60% – 80% tổng số các bệnh nhân bị sa sút trí tuệ.

Vấn đề suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và khó lường trước được trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế, khi phát hiện người thân có những dấu hiệu như trí nhớ suy giảm, giảm khả năng nhận thức… thì hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và can thiệp chữa trị kịp thời.

Bệnh loãng xương

Loãng xương là căn bệnh phổ biến thứ hai sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi. Ngày nay, bệnh loãng xương đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu. Trong số đó, người cao tuổi và đặc biệt là phụ nữ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn (cứ 3 phụ nữ cao tuổi thì có 1 người bị loãng xương).

Loãng xương được hiểu là tỷ trọng khoáng chất của xương ở cơ thể suy giảm đáng kể (trong đó có hormone sinh dục, các chất protein, vitamin D). Giai đoạn đầu của bệnh loãng xương không hề có dấu hiệu rõ ràng, chỉ là cảm giác mệt mỏi, ăn uống kém, đau nhức xương không thường xuyên. Càng ngày các triệu chứng càng gia tăng, đau nhức rõ rệt và dễ bị gãy nứt xương do té ngã. Ở một số người già còn có triệu chứng chuột rút.

Để hạn chế tình trạng bệnh loãng xương phát triển; người lớn tuổi nên thường xuyên đi thăm khám; thực hiện các xét nghiệm để đánh giá tình trạng lâm sàng của xương khớp; bổ sung chế độ ăn uống giàu canxi, protein, vitamin D, rau củ quả tươi…

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi). Những triệu chứng thường gặp của bệnh tim mạch. Như: xuất hiện những cơn đau ngực, cảm giác khó thở, buồn nôn, chóng mặt. Nếu không xử lý kịp thời những triệu chứng của bệnh; người già dễ dẫn đến đột quỵ, khó hồi phục.

Những bệnh về hệ tim mạch thường gặp ở người già như bệnh xơ vữa động mạch; tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, các bệnh van tim như hở van hai lá, van ba lá,… Hầu hết những căn bệnh này đều khó điều trị dứt điểm; và dễ tái phát khi ở độ tuổi cao. Chính vì thế, để ngăn ngừa lão hóa và có trái tim khỏe mạnh; người cao tuổi cần phải thường xuyên luyện tập thể dục. Bên cạnh đó, thăm khám định kỳ để chẩn đoán sớm những biến đổi bệnh lý cũng không kém phần quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Bệnh đường hô hấp

Khi tuổi càng ngày càng tăng, thì mọi chức năng trong cơ thể cũng sẽ suy giảm theo, đặc biệt là với đường hô hấp. Cơ thể yếu đi, virus dễ dàng tấn công, các bệnh về đường hô hấp thường trở thành mãn tính và tái phát thường xuyên. Các bệnh hô hấp hay mắc phải ở người cao tuổi phải kể đến như: viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, viêm phổi, giãn phế quản,… Những bệnh này sẽ dễ dàng mắc phải hoặc tái phát khi thời tiết chuyển mùa, lạnh hay mưa nhiều.

Một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, rèn luyện thể dục thể thao, thường xuyên thăm khám tổng quát sẽ giúp hạn chế tối đa những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp cho người lớn tuổi.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý mãn tính thường gặp ở người già

Bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý mãn tính. Đặc trưng của căn bệnh này là mức đường huyết cao (lượng đường trong máu). Do cơ thể không có khả năng sản xuất đủ insulin; hoặc không sử dụng insulin đúng cách hoặc cả hai.

Sự tích tụ glucose trong máu có thể gây ra tổn thương cho gần như mọi cơ quan chính trong cơ thể. Những tổn thương này có rất nhiều cấp độ khác nhau; từ nhẹ đến nặng, bao gồm cả tổn thương thận; tổn thương động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim; tổn thương mắt, dẫn đến giảm thị lực, mù lòa; rối loạn cương dương (bất lực) ở nam giới; và tổn thương thần kinh, có thể dẫn đến chấn thương; và nhiễm trùng, thậm chí có thể dẫn đến cắt cụt chi. Vấn đề kiểm soát nghiêm ngặt lượng đường trong cơ thể của người lớn tuổi phải chặt chẽ để tránh các biến chứng khó lường xảy ra.

Đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch màu não; là từ gọi chung của những bệnh lý nhồi máu; hoặc xuất huyết não, xảy ra từ từ hoặc đột ngột, gây nhiều biến chứng và di chứng nặng nề. Ở người già, do sự suy yếu của hệ thống mạch máu; máu đến nuôi não giảm sút nên dễ bị nhồi máu não, thiếu máu não. Mặt khác, thành mạch suy yếu, dễ vỡ cùng với hậu quả của bệnh tăng huyết áp; (nếu mắc trước đó) dẫn đến hậu quả dễ xảy ra xuất huyết mạch máu não.

Đây là một bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi. Tỷ lệ hiện mắc của bệnh này ở người già là 21,9%. Để phòng bệnh đột quỵ, chúng ta nên khuyên ông bà, cha mẹ ăn uống đầy đủ; nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn ít mỡ; nên tập thể dục nhẹ vào buổi sáng, tập dưỡng sinh; nếu cần thiết thì uống thuốc dưỡng não, thuốc điều trị tăng huyết áp,…

Hội chứng tiền đình

Hội chứng tiền đình bao gồm các triệu chứng như: chóng mặt, xây xẩm; hoa mắt, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu, ù tai,… Gồm có hội chứng tiền đình ngoại biên và hội chứng tiền đình trung ương. Người cao tuổi dễ bị hội chứng tiền đình do thiếu máu đến nuôi cơ quan tiền đình – ốc tai, thiếu máu đến não, hậu quả của các bệnh lý về tai (viêm tai giữa, chấn thương tai, viêm tai xương chũm,…) từ giai đoạn trước,…

Người mắc hội chứng tiền đình nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị các biến chứng như tổn thương tai ảnh hưởng đến khả năng nghe, tổn thương thần kinh (trong trường hợp bị hội chứng tiền đình trung ương), chấn thương do té ngã,… Tỷ lệ mắc hội chứng tiền đình ở người cao tuổi là 2,0 %.

Sức đề kháng của người lớn tuổi sẽ giảm dần đi kèm là nhiều căn bệnh mãn tính, khó kiểm soát. Ngoài việc quan tâm, yêu thương, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng; thể dục thể thao, thăm khám sức khỏe thường xuyên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *