Các bài thuốc Đông y trị phù thũng vô cùng đơn giản

Chứng phù thũng tức là nước không thải ra ngoài được mà đọng lại trong cơ thể. Theo Đông y, có nhiều nguyên nhân gây ra chứng phù thũng, trong đó phần lớn là do thận và tỳ. Bị phù thũng là tình trạng sưng tấy do chất lỏng dư thừa trong các mô cơ thể. Bệnh nhân có thể bị phù khắp người hoặc bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân, sưng các tế bào dưới da, da căng hoặc bóng, bụng to lên. Chính vì thế, bài viết này hcasp.com sẽ giới thiệu cho các bạn một số bài thuốc chữa phù thũng theo từng thể bệnh lâm sàng.

Tìm hiểu về căn bệnh phù thũng

Tìm hiểu về căn bệnh phù thũng
Phù thũng là bệnh do thủy khí trong cơ thể chuyển vận và bài tiết không bình thường, nước đình trệ lại, hoặc tràn ra dưới da, gây nên chứng phù thũng
  • Phù thũng có nhiều tình trạng khác nhau, khi mới phát thì ở mí mắt dưới hơi sưng lên như con tằm nằm ngang, tiểu tiện thấy đi ít, các bộ phận như cánh tay hoặc bắp chân, âm nang lần lượt sưng phù lên.
  • Cũng có lúc sưng hai ống chân, rồi lần lần đến ngực, bụng, đầu mặt, nếu khắp người đều phù thũng, máu da mỏng láng. Bụng to như trông, đè vào lõm xuống, là triệu chứng thủy khí đã thịnh.
  • Nếu đã đến lúc, môi đen rốn lồi, các bộ phận lưng, eo lưng, lòng bàn chân hõm vào đều sưng, đó là hiện tượng nặng. Bệnh đến như thế, phần nhiều khó chữa. Bệnh phù thũng theo tính chất có thể chia làm hai loại: dương thũng và âm thũng.
  • Dương thũng thì thể bệnh đến gấp, trước thũng ở phía trên thân thể như đầu, mặt vai, lưng, bắp tay, có phát nóng, phiền khát, mặt mắt tươi nhuận, nước tiểu đục, đại tiện táo hoặc bế. Thể bệnh thuộc nhiệt.
  • Âm thũng thì thể bệnh đến chậm, trước thũng ở các chân, lưng, đùi, vế, không phát nóng, không khát nước, sắc mặt xanh nhợt, tiểu tiện trong trắng. Đại tiện như thường hoặc đi lỏng. Thể bệnh thuộc hàn.

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh phù thũng

Phù do viêm thận

Phù ở mặt và mi mắt nhưng mức độ phù nhẹ, bệnh nhân đau mỏi ngang lưng, lúc đầu có cơn sốt nhưng về sau thì giảm dần, lượng nước tiểu ít bệnh nhân vẫn đi lại được. Trường hợp này nếu ăn mặn thì mức độ phù lại tăng lên. Nguyên tắc điều trị: chống viêm bổ thận lợi tiểu. Dùng một trong các bài:

Bài 1: cẩu tích 12g đỗ trọng 10g, xa tiền 12g, lá tre 12g, hương nhu trắng 16g, quế 10g thiên niên kiện 10g, ngũ gia bì 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần

Bài 2: mã đề thảo, hương nhu, râu bắp mỗi vị 16g; thục (sao khô) 12g; khởi tử 12g; khiếm thực 12g; đinh lăng 16g; quế 10g; ngũ gia bì 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: ôn thận, bổ thận, chống viêm lợi tiểu.

Phù thận do dương hư

Phù thận do dương hư
Phù thận do dương hư – Cơ thể lạnh, chân tay lạnh, phân lỏng nước tiểu ít, chân tay yếu mềm đau lưng mỏi gối…

Nếu đo huyết áp thì thấy huyết áp hơi thấp hơn bình thường, phù toàn thân, bụng căng đầy. Nguyên tắc điều trị: ôn bổ thận dương, lợi tiểu tiêu phù. Dùng một trong các bài:

Bài 1: trư linh 10g, xa tiền 10g, ngải diệp (khô) 16g, cẩu tích 12g, tục đoạn 10g, biển đậu 12g, hoài sơn 16g, trần bì 10g, quế 10g, cố chỉ 10g, thiên niên kiện 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: ngũ gia bì 12g, khương bì 6g, hoa hồi 6g, bạch truật (sao hoàng thổ) 12g, thục sao khô 12g, đỗ trọng 10g, quế 10g, hương nhu trắng 16g, xa tiền thảo 16g, lá tre 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: ôn dương, tán hàn, thông tiểu.

Bài 3: râu ngô mã đề thảo, hương nhu mỗi vị 20g; quế 10g; thiên niên kiện 10g; cố chỉ 6g; ngũ gia bì 16g; cẩu tích 12g; chích thảo 10g; trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Phù do tỳ hư

Theo thuyết âm dương ngũ hành: tạng tỳ thuộc thổ, thổ khắc thủy, do tỳ suy yếu không tiết chế được thủy, thủy ứ đọng tràn lan gây ra phù. Phương pháp điều trị: bổ tỳ, làm cho tỳ được vững mạnh, chức năng của nó được phục hồi, việc điều tiết thủy thấp trở lại bình thường, kết hợp lợi tiểu, thông tiểu. Dùng một trong các bài:

Bài 1: bạch truật (sao hoàng thổ) 16g sinh khương 8g, hậu phác 10g, ngũ gia bì 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, xa tiền 12g, đinh lăng 16g, râu bắp 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: hoài sơn 16g liên nhục 16g, thương truật 12g sơn tra 10g, hậu phác 12g, sinh khương bì 8g, ngải diệp 16g, đinh lăng 16g, tang diệp 16g, hương nhu 16g, lá tre 16g, quế 10g, chích thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 ngày là 1 liệu trình.

Bài 3: trư linh 10g trạch tả 10g bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, hoài sơn 16g hậu phác 10g, cao lương khương 10g, khương bì 8g, quế 10g chích thảo 10g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 thang uống 3 lần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *