Cách phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Người cao tuổi gặp nhiều rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh tim mạch. Các bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi bao gồm nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, đột quỵ và bệnh van tim. Bệnh tim mạch ở người cao tuổi do mạch máu và các cơ quan bị lão hóa nên xơ cứng và giảm đi tính đàn hồi. Các bệnh tim mạch này ít nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi, nguy hiểm hơn là biến chứng gây tử vong. Hiểu biết về phòng chống bệnh tim mạch ở người cao tuổi. Hãy để hcasp.com tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh bệnh tim mạch ở người già trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người già

Bệnh tim mạch là một loại bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Tuy nhiên, ở người cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch lại cao hơn. Lí do là vì ở người già, các mạch máu không còn đàn hồi cao; không còn co giãn tốt mà đã rơi vào trạng thái cứng và kém đàn hồi. Do vậy, việc tuần hoàn máu sẽ gặp phải vật cản. Lúc đó, tim sẽ phải hoạt động vất vả hơn.

Bên cạnh đó, người già dễ bị mắc chứng xơ vữa động mạch; khiến cho cấu trúc của mạch máu bị thay đổi. Lúc này, lòng mạch máu trở nên hẹp lại còn thành mạch thì dày lên. Những thay đổi này tạo ra chứng cao huyết áp ở giai đoạn đầu, nó gây ra sự chênh lệch chỉ số huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Hai chỉ số trên có sự chênh lệch càng cao thì nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch càng cao.

Triệu chứng bệnh tim mạch

Mỗi bệnh lý đều có những biểu hiện riêng. Sau đây là những triệu chứng của bệnh tim mà bạn nên đi khám ngay khi cơ thể bạn gặp phải.

Bị đau thắt ngực

Bị đau thắt ngực
Đau thắt ngực là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim lẫn thiếu máu

Đau thắt ngực là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim lẫn thiếu máu. Khi cơ tim bị thiếu máu nuôi, sẽ có triệu chứng rất đặc trưng là đau thắt ngực.

Điển hình là khi gắng sức hay khi xúc động, các cụ sẽ cảm giác đau nhói, tức ngực, nóng rát và khó thở như ngực bị vật gì đó đè lên. Tình trạng này kéo dài vài phút, kèm theo khó là thở hoặc vã mồ hôi. Nếu ngưng gắng sức và nghỉ ngơi thì triệu chứng sẽ hết trong vài phút.

Rối loạn nhịp tim

Hiện tượng loạn nhịp tim thường có các biểu hiện như trống ngực đập mạnh, các cảm giác hồi hộp thường xuyên, dễ ngất xỉu, chóng mặt.

Một số người có thể phát hiện loạn nhịp tim chỉ cần bằng cách chạm lên các mạch máy ở cổ tay hoặc cổ. Tuy nhiên, để chẩn đoán nhịp tim chính xác thì chúng ta phải cần đến thiết bị đo tâm đồ, nhất là những người già vốn có nhịp tim thay đổi theo từng cơn, ít có triệu chứng cụ thể.

Bị đau ở sườn phải, chân bị sưng

Bệnh tim mạch ở người già biểu hiện qua triệu chứng đau sườn phải, chân bị sưng là do khi tim không thể bơm máu lên các cơ quan, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi vận động. Lúc đó, máu bị dồn và ứ lại tại phổi gây cảm giác khó thở, ứ ở gan gây đau ở sườn bên phải, ứ lại tại chân làm mu bàn chân bị sưng phồng.

Chóng mặt buổi sáng

Chóng mặt buổi sáng cũng có thể là do tai trong bị tổn thương và đặc biệt là chứng trụy tim. Khi máu không lưu thông kịp, gây tắc nghẽn dẫn đến tình trạng choáng váng ở người cao tuổi.

Điều trị bệnh tim ở người già

Dùng thuốc phải tránh sự tương kỵ giữa các loại thuốc.

Hệ tuần hoàn cũng như các hệ thống khác trong cơ thể người già đều suy giảm về chức năng; các bệnh lý về tim mạch, huyết áp,…không chỉ do tuổi tác, tự phát, mà có thể còn do quá trình sống với nhiều thói quen không hợp lý khiến cho việc điều trị bệnh tim ở người già trở càng trở nên phức tạp.

Điều trị nội khoa

Tỷ lệ người lớn tuổi bị các bệnh lý tim mạch, tiểu đường; huyết áp, phì đại lành tính tuyến tiền liệt;…lại cộng thêm các bệnh lý mãn tính do thoái hóa như xương khớp; bệnh gan mạn, bệnh thận mạn tính. Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc để điều trị các bệnh trên không chỉ yêu cầu để ổn định các bệnh mạn tính đó mà còn phải rất thận trọng để tránh tương tác thuốc, nếu không sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với người già, bị nhiều bệnh cùng một lúc cũng tạo nên vòng xoắn bệnh lý; một bệnh trở nặng có thể kéo theo bệnh lý khác tiến triển. Do đó, nếu không được chăm sóc và điều trị phù hợp; sẽ không thể giữ được sức khỏe dài lâu.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị nội khoa đã phức tạp, nếu như người già bị bệnh tim, đặc biệt là bệnh tim mãn tính dẫn đến suy tim mà cần điều trị ngoại khoa thì lại phức tạp hơn rất nhiều lần.

Nếu cần phẫu thuật ngoại khoa, thì cần chọn giải pháp nào tối ưu nhất có thể, theo các tiêu chí:

  • Thời gian phẫu thuật: Người già là đối tượng có khả năng chịu đựng thấp hơn bình thường. Do đó, nếu phẫu thuật mổ hở, kéo dài, gây mê toàn thân; và mất máu nhiều thì khó có thể chịu đựng được.
  • Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn: Phương pháp phẫu thuật hiện đại, môi trường càng vô khuẩn; vết mổ nhỏ thì càng ít phải dùng kháng sinh dự phòng.
  • Thời gian phục hồi: Càng sớm càng tốt.

Do đó, điều kiện cần phải có để điều trị hiệu quả bệnh tim ở người già là có một giải pháp phù hợp.

Cách phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Để có một hệ tim mạch khỏe mạnh cũng như một sức khỏe dẻo dai; các cụ có thể thực hiện những phương pháp sau đây:

Thường xuyên vận động

Thường xuyên vận động
Người cao tuổi có thể đi bộ, đạp xe đạp, vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày

Người cao tuổi có thể đi bộ, vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra, các cụ có thể tập dưỡng sinh để giảm mỡ thừa, cải thiện khả năng tuần hoàn và hô hấp.

Chế độ ăn uống hợp lý

Người cao tuổi nên ăn nhiều rau xanh, thay thế thịt bằng các món cá, tăng cường ăn mè, đậu nành, đậu phộng và uống nhiều sữa. Nên ăn những thực phẩm mềm, giàu chất xơ, dễ tiêu hóa và chia bữa ăn thành các bữa nhỏ.

Kiểm soát mức huyết áp

Mức huyết áp tốt nhất là 120/80 mm Hg. Tốt nhất là các cụ nên được kiểm tra thường xuyên để có biện pháp thích hợp khi huyết áp cao hoặc thấp.

Hy vọng, với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể phòng tránh bệnh tim mạch cho chính bản thân cũng như những người thân. Đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *