Những năm gần đây, để có những bức ảnh triệu like cũng như tạo sự chú ý của mọi người. Nhiều bạn trẻ đã chìm trong cuộc sống ảo những hành động lố khoe hàng hiệu, khoe tiền, những trò phản cảm hay việc giả chết… đã không ít lần bị dân mạng lên tiếng vạch trần và lên án gay gắt. Thậm chí nhiều cô nàng “sống ảo” đến mức thường xuyên sử dụng công nghệ make up, chỉ thích chỉnh sửa hình ảnh cho thật đẹp lung linh rồi tải lên mạng xã hội… Đây không chỉ đơn giản là sở thích mà còn thể hiện sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của một bộ phận giới trẻ ngày nay.
Mục Lục
Chụp ảnh sống ảo để check in bất chấp hậu quả
Mới đây, hình ảnh những con sao biển chết khô, nằm la liệt trên bãi cát ở Rạch Vẹm, Phú Quốc do một nhóm các bạn trẻ dùng để tạo dáng chụp ảnh nhằm câu like, sống ảo… Gây phẫn nộ khắp cộng đồng mạng. Thực tế thì đây không phải là câu chuyện mới. Thói quen sống ảo dường như đã và đang trở nên phổ biến trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Điều đáng nói là từ thói quen này dẫn đến nhiều hành xử thiếu ý thức như là dẫm đạp lên hoa cỏ, khắc tên lên di tích, rồi ngồi lên đầu rùa trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Hay sửa số cột mốc biên giới…
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến các bạn trẻ bất chấp để check in, sống ảo nhưng trên hết là do các bạn trẻ muốn thể hiện cái tôi của chính mình trên mạng xã hội, tạo ra hiệu ứng ảo cho bản thân.
Giá trị thực đang dần mất đi vì trào lưu sống ảo
Thực tế là bên cạnh sự phản ứng của nhiều người. Thì cũng vẫn có những người cảm thấy thích thú và cổ súy cho các hành vi này. Và đây chính là nguyên nhân khiến cho những sự vô ý thức này cứ tiếp diễn trong đời sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam rõ ràng đây không hề là chuyện nhỏ. Và nếu như chúng ta không kịp thời có những biện pháp ngăn chặn thì hậu quả sẽ rất khó lường. Check in, sống ảo đang dần làm mất đi các giá trị thật.
Hãy để việc check in, sống ảo của giới trẻ chỉ là một thú vui giải trí
Check in, sống ảo không còn là câu chuyện mới trong giới trẻ. Nhưng rõ ràng có quá nhiều vấn đề được đặt ra. Mạng xã hội không khác gì con dao hai lưỡi, nó tác động vào đời sống của giới trẻ. Khiến họ nhiều khi bị ảo tưởng bản thân, mất định hướng trong cuộc sống.
Chính vì vậy, PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng cần phải nâng cao ý thức và định hướng cho giới trẻ để các bạn trẻ hiểu được rằng việc check in, sống ảo chỉ là một thú vui giải trí theo đúng nghĩa. Và đương nhiên cần phải có giới hạn.
Tuổi trẻ là năng động, là khám phá, là trải nghiệm. Người trẻ luôn muốn chứng tỏ mình, tìm cách thể hiện mình. Và việc chứng tỏ mình trên môi trường mạng cũng là một trong những thú vui của không ít bạn trẻ hiện nay. Thế nhưng, cho dù thế nào thì cũng đừng vì những nút “like”, “share” trên mạng ảo để bất chấp mọi hậu quả. Thậm chí làm rẻ rúng nhân cách của bản thân.
Để không “rơi tự do” trong thế giới ảo
Sử dụng facebook một cách chừng mực, có định hướng. Và chủ động là điều giới trẻ cần quan tâm nếu không muốn sa đà vào quá nhiều trò vô bổ trên mạng xã hội này. Bạn nên sắp xếp thời gian biểu cụ thể cho từng việc học hành, vui chơi, truy cập internet…dành thời gian làm những việc quan trọng trước. Chỉ xem facebook như một công cụ tiện ích. Chứ hoàn toàn không phải là toàn bộ con người, toàn bộ cuộc sống của bạn.
Thay vì mải mê với thế giới ảo. Hãy mở lòng với cuộc đời thực. Lúc rảnh rỗi, quan tâm tới gia đình, bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện… Bạn sẽ dần nhận thấy rằng, thế giới bên ngoài rộng lớn, sinh động và tuyệt vời hơn gấp nhiều lần thế giới trước màn hình máy tính. Bởi vậy, đã đến lúc, mỗi người tham gia mạng xã hội cần phải có trách nhiệm hơn với hành động của mình. Như vậy mới mong “căn bệnh” sống ảo có thể “chữa” được.