Điều trị và cách phòng ngừa bệnh loãng xương ở người già

Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa diễn ra ở tất cả các hệ cơ quan. Ở hệ cơ xương, quá trình lão hóa làm xương mềm, xốp (loãng xương) dễ bị gãy, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuổi thọ, tàn phế, tốn nhiều sức lực và tiền bạc để điều trị, chăm sóc người bệnh. Chăm sóc bệnh nhân cao tuổi và phòng ngừa loãng xương có thể giúp hạn chế bệnh tật và chi phí điều trị cho bệnh nhân một cách hiệu quả.

Loãng xương là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người lại khác nhau. Không phải ai cũng biết tại sao người già lại bị loãng xương, ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và cách điều trị bệnh loãng xương. Bài viết này hcasp.com sẽ chia sẻ những kiến ​​thức về bệnh loãng xương ở người già và giúp mọi người nắm được cách phòng tránh căn bệnh này hiệu quả nhất.

Hiểu biết về bệnh loãng xương

Hiểu biết về bệnh loãng xương
Loãng xương là một căn bệnh khi đó các xương trở nên giòn và xốp do mất đi các mô xương

Loãng xương là một căn bệnh khi đó các xương trở nên giòn và xốp do mất đi các mô xương. Các bác sĩ thường khuyên dùng các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D và vitamin C, giúp duy trì xương khỏe mạnh cũng như làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Nguyên nhân gây bệnh

Người già có nguy cơ mắc chứng loãng xương cao bởi những nguyên nhân sau đây

Tuổi tác

Khi tuổi càng cao, các cơ quan chức năng như dạ dày, đường ruột, gan; thận hay tạo cốt bào ngày càng bị lão hóa theo tuổi. Khi đó, xương hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém, dẫn đến mất cân bằng giữa việc tạo và hủy xương, khiến xương trở nên thưa.

Tiền mãn kinh ở nữ giới

Sau tuổi mãn kinh hoạt động của buồng trứng ngưng lại gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen, làm cho các tế bào hủy xương gia tăng hoạt tính.Trong khi đó, chức năng điều hòa và hấp thụ canxi cũng bị suy giảm. Đây cũng là nguyên nhân phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh mắc bệnh loãng cao hơn ở nam giới.

Các bệnh mãn tính khác

Một số bệnh như suy thận, tuyến thượng thận, cường giáp trạng, bệnh yếu liệt chi, chấn thương; hoặc do lạm dụng thuốc corticoides trong một thời gian dài, hoặc bệnh mạn tính phải nằm dài ngày… cũng là nguyên nhân gây loãng xương ở người già.

Chế độ sinh hoạt

Những người cao tuổi đặc biệt phải duy trì cho mình một cuộc sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích. Đồng thời người già nên có những biện pháp tập luyện nhẹ nhàng, an toàn, phù hợp với lứa tuổi. Việc tập luyện thể dục thể thao giúp cho xương tăng độ đàn hồi; giúp ích cho sự linh hoạt của tay chân trong mọi hoạt động.

Đồng thời, người già cũng nên bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho xương như canxi, vitamin D, người già có thể sử dụng các loại sữa hoặc ăn thực phẩm nhiều vitamin D.

Chế độ dinh dưỡng

Người già bị loãng xương cũng đặc biệt chú ý đến việc không nên ăn các loại đồ ăn có hại cho xương như: Một số đồ uống có chứa axit photphoric gây nên những ảnh hưởng không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh loãng xương vì chúng khiến lượng canxi trong cơ thể bị đào thải ra bên ngoài theo nước tiểu.

Người già cũng không nên ăn các loại protein từ động vật không tốt cho xương; và nhất là không nên ăn quá nhiều đậu tương. Bởi lẽ đậu tương có chứa chất gây cản trở quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể.

Phòng ngừa bệnh loãng xương cho người cao tuổi

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng
Người cao tuổi cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ đa dạng, phù hợp với nhu cầu cơ thể

Người cao tuổi cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ đa dạng, phù hợp với nhu cầu cơ thể. Người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất. Đặc biệt là canxi và protid trong khẩu phần ăn vì ở độ tuổi này, khả năng ăn uống; và hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất đều bị hạn chế. Trong số các thực phẩm thì sữa là thực phẩm được khuyên dùng cho người cao tuổi. Mỗi ngày người cao tuổi cần từ 500 – 1000ml, bao gồm sữa tươi, sữa chua và sữa bột.

Chế độ vận động, thể thao

Cùng với chế độ dinh dưỡng, người cao tuổi cần duy trì chế độ sinh hoạt đa dạng. Đó là vận động thể lực đều đặn, vừa sức, nên tăng cường các hoạt động ngoài trời. Việc vận động thường xuyên không chỉ tốt cho tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa;… vừa có tác dụng trực tiếp cho hệ thống xương khớp, chống thoái hóa; và chống loãng xương do các tế bào sinh xương được tăng cường hoạt động; tăng cường hấp thu canxi và protid.

Điều trị loãng xương đòi hỏi nhiều thời gian và tốn kém, không phải cứ điều trị là khỏi ngay. Vì thế biện pháp điều trị loãng xương tốt nhất là dự phòng loãng xương. Nếu có thể thì nên tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ; duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Một chế độ dinh dưỡng điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý rất tốt cho phòng loãng xương. Không chỉ ăn các thực phẩm giàu canxi mà cần phải ăn cả thức ăn giàu magie, phốt pho, vitamin D.

Dùng thuốc Đông y hoặc Tây y để điều trị loãng xương

Ngoài chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, để phòng ngừa và điều trị chứng loãng xương; người cao tuổi có thể sử dụng thêm các loại thuốc đông y hoặc tây y. Thuốc chống hủy xương là nhóm thuốc quan trọng nhằm làm giảm hoạt tính của tế bào hủy xương và giảm chu chuyển xương.

Tuy nhiên, đối với việc sử dụng thuốc tây y trong điều trị loãng xương; người già đặc biệt cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ. Các loại thực phẩm chức năng được bảo chế từ sụn vi cá mập cũng có thể giúp tăng cường sức mạnh cho xương của người già. Uống loại thuốc này có thể duy trì mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Ngoài ra, các bài thuốc đông y cũng mang lại hiệu quả không kém trong việc hỗ trợ điều trị loãng xương ở người cao tuổi. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đông y chữa bệnh loãng xương từ cam thảo, lá lốt, quế,…

Tóm lại, việc điều trị loãng xương ở người già là một việc không hề khó; nếu được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách. Hy vọng, bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân xung quanh cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *