Giới trẻ xôn xao rủ nhau ăn chè đậu đỏ khi đến ngày thất tịch 7/7 âm lịch

Những năm gần đây, ngày lễ thất tịch đang rất phổ biến trong giới trẻ Việt. Cứ hằng năm đến ngày thất tịch (7/7 âm lịch), cộng đồng mạng lại bắt đầu xôn xao với trào lưu ăn chè đậu đỏ là cách để thoát ế cũng như cầu cho đường tình duyên gặp nhiều thuận lợi và may mắn, sớm gặp được nửa kia của đời mình. Vậy ngày lễ thất tịch này có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa đằng sau ngày lễ này là gì? Hôm nay hãy cùng hcasp tìm hiểu kỹ hơn vê lễ thất tịch này nhé!

Cư dân mạng tranh luận xôn xao về trào lưu ăn chè đậu đỏ

Cứ mỗi năm đến ngày lễ thất tịch (7/7 âm lịch), cư dân mạng lại bắt đầu trở mình với trào lưu ăn chè đậu đỏ cho thoát ế. Các FA không kiên nhẫn chờ thêm được nữa, đã đăng đàn hỏi xin cõi mạng chút “review” về việc ăn chè đậu đỏ có thực sự hiệu nghiệm, hiệu quả, giúp mình thoát “kiếp cô đơn” được hay không.

Một thành viên hội nhóm facebook lên tiếng mở màn: “sắp đến ngày Thất tịch, mấy bạn ăn chè đỗ đỏ năm trước đã có người yêu chưa?”. Câu hỏi ngắn gọn nhưng thu hút hàng ngàn lời hồi đáp. Từ những người năm trước ăn chè đậu đỏ năm nay đã có đôi có cặp, vẫn cô đơn, và cả “lứa FA mới” của năm nay đang “hóng” chờ ăn chè đậu đỏ với hy vọng một nửa đích thực của mình sẽ từ trên trời đáp xuống.

Cư dân mạng tranh luận xôn xao về trào lưu ăn chè đậu đỏ
Cư dân mạng tranh luận xôn xao về trào lưu ăn chè đậu đỏ

Phản hồi từ nhóm chưa có người yêu

Nhóm “vẫn y nguyên” phản hồi đầy “đau thương”. “Năm nay vẫn ối giời ơi lắm”, “Mấy cái tâm linh này không đủ giải quyết được đâu”, “Ăn được 2 năm rồi, ăn cho no chứ vẫn ế”, “Thà không ăn, ế đỡ tức nha”, “Người cùng tôi ăn chè đậu đỏ năm đó giờ không biết ra sao”. “Năm rồi uống trà sữa có đậu đỏ vẫn cô đơn, nhưng mà nó ngon. Năm nay không có để mà ăn”. “Ăn đậu đỏ xong phát hiện mọc sừng dài hơn Ngưu ma vương”. “Lời khuyên từ người từng ăn: Không được ăn, bạn sẽ mập đó, rồi lại không có người yêu nữa”…

Phản hồi từ nhóm may mắn có người yêu

Còn đây là những phản hồi đầy hỷ hả của nhóm đã có bồ sau “bát chè đậu đỏ năm ấy”. “Có linh, năm nay lại ăn”. “Năm ngoái ăn, tháng 11 có người yêu nhưng tháng 5 năm nay chia tay rồi. Năm nay cũng ăn xem thế nào”. “Năm ngoái thất tịch ăn chè đậu đỏ có người yêu luôn thế mới tài”. “Chưa có người yêu, nhưng có chồng luôn rồi”…

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ thất tịch

Lễ thất tịch hay ngày “ông Ngâu bà Ngâu” có nguồn gốc từ Trung Quốc. Là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, diễn ra vào 7/7 âm lịch hằng năm. Tương truyền, Ngưu Lang là chàng chăn bò dưới hạ giới, yêu và kết đôi với nàng tiên Chức Nữ, con gái út của Ngọc Hoàng. Tình yêu chốn nhân gian của hai người bị chia cắt. Họ bị giữ chân ở hai đầu dải sông Ngân Hà. Hàng năm chỉ được Ngọc Hoàng cho phép gặp nhau vào ngày 7/7 Âm lịch chính là lễ thất tịch. Trong ngày này thường có mưa ngâu. Dân gian cho rằng đó là nước mắt của hai người họ khóc thương khi gặp lại.

Lễ thất tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau
Lễ thất tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau

Trào lưu ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch xuất phát từ đâu?

Thất tịch vốn là ngày lễ quan trọng với người phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên khi trào lưu Âu hóa tràn vào kéo theo những ngày lễ như Valentine,… trở nên thịnh hành trong giới trẻ. Thì cũng đồng thời làm cho những lễ hội truyền thống dần mai mọt.

Cho đến năm 2001, chủ tịch tập đoàn Hồng Đậu là Chu Diệu Đình đã quyết định mang event đặc biệt có tên “Thất Tịch – Hồng Đậu Tương Tư Tiết”. Sau này đổi thành “Hồng Đậu Thất Tịch Tiết” vào ngày thất tịch.

Vốn dĩ “Hồng đậu” theo nghĩa gốc trong bài thơ là một loại hạt cứng. Dùng làm trang sức chứ không ăn được. Nhưng khi đọc cùng âm “hóngdòu” thì lại giống với loại đậu đỏ. Vì vậy nó được người ta chọn để ăn vào ngày này nhằm cầu chúc nhiều điều tình yêu đôi lứa. Lúc này chưa phổ biến rộng rãi với quốc tế.

Sau đó, vào khoảng 3 năm trước (2019), nick Facebook tên Qing An (một nhân vật khá nổi tiếng trong cộng đồng Hoa ngữ) đăng tải một status với nội dung kêu gọi bạn bè thân thiết ăn đậu đỏ ngày thất tịch để cầu duyên. Chỉ là đăng cho vui những không ngờ ý tưởng thú vị này được hưởng ứng mãnh liệt, lan tỏa tới tận Việt Nam nước ta. Từ đó, trào lưu ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch nổi lên. Và được giới trẻ tiếp nhận một cách mạnh mẽ tới tận hôm nay.

Trào lưu ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch
Trào lưu ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch

Tại sao giới trẻ ăn đậu đỏ vào ngày thất tịch?

Theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ mang lại nhiều may mắn bởi màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành. Truyền thuyết cho rằng những người ăn đậu đỏ vào lễ thất tịch nếu độc thân sẽ nhanh chóng tìm được người yêu, còn đã có đôi thì bên nhau trọn đời trọn kiếp. Chưa biết truyền thuyết có thật hay không nhưng ăn chè đậu đỏ đã trở thành trào lưu trong giới trẻ mỗi khi ngày 7/7 âm lịch đến, được xem như “cơ hội” để hội FA “thoát ế”, tìm được ý trung nhân như ước nguyện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *