Hướng dẫn cách phòng bệnh trái rạ cực kỳ hiệu quả cho trẻ em

Bệnh trái rạ (thuỷ đậu) là bệnh một loại lành tính, không có triệu chứng nghiêm trọng nào khác ngoài mụn nước nhưng nơi mọc mụn nước dễ gây nhiễm trùng da, dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não,… Bệnh lây lan nhanh chóng và có thể xảy ra ở cả trẻ em (phổ biến hơn) lẫn người lớn và mùa xuân là thời điểm dịch bệnh phát triển mạnh mẽ nhất. Phụ nữ mang thai mắc bệnh này có thể gây nguy hiểm đến thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Hãy cùng hcasp.com tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh trái rạ cho trẻ em qua bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết bệnh trái rạ ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh trái rạ ở trẻ em
Khởi phát bệnh trái rạ thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân

Bệnh trái rạ sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước xuất hiện nhanh chóng, trong vòng 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước cũng có thể lan ra các màng nhầy, đặc biệt là trong miệng và bộ phận sinh dục của trẻ.

  • Bệnh trái rạ có một đặc điểm là ban ngứa, xuất hiện mụn trái rạ, thoạt đầu là những vết tròn, rồi trở thành những mụn nước, khô đi và trở thành vảy trong 4 đến 5 ngày.
  • Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Ngoài ra, thỉnh thoảng sẽ bị sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi.
  • Người bị nhiễm bệnh có thể xuất hiện từ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên cơ thể trong suốt quá trình mắc bệnh.
  • Đôi khi bệnh trái rạ có những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc viêm phổi.
  • Những trẻ đã tiêm phòng vắc-xin vẫn có thể mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Cùng với số lượng ít mụn trái rạ và có thể không có mụn nước.

Tốc độ lây lan của bệnh

Bệnh trái rạ rất dễ truyền nhiễm và lây lan bằng sự tiếp xúc trực tiếp những dịch tiết trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm trái rạ. Bệnh có thể lây từ 1 – 2 ngày trước khi nổi ban ngứa. Nó tiếp tục tình trạng này cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy. Những người có hệ miễn dịch suy yếu khi mắc bệnh trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn trái rạ của họ đóng vảy. Có khoảng 90% những người chưa từng bị bệnh trái rạ sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với một người thân trong gia đình bị nhiễm bệnh.

Các biến chứng của bệnh trái rạ ở trẻ em

Bệnh thủy đậu được xem là lành tính. Thế nhưng, nó vẫn có khả năng gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp lúc. Một số biến chứng thường gặp như:

  • Nhiễm trùng mụn nước, xuất huyết bên trong: Tình trạng này dễ gặp ở trường hợp bệnh thủy đậu ở trẻ em do trẻ khó kiểm soát gây vỡ mụn nước hay bong tróc làm nhiễm trùng, nổi mủ và lở loét.
  • Viêm não và viêm màng não: Biến chứng dễ gặp ở người lớn và cả trẻ em. Biến chứng này thường gặp sau khi bóng nước nổi 7 ngày. Thế nhưng người lớn có nguy cơ mắc biến chứng này cao hơn trẻ em. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
  • Viêm phổi thủy đậu: Dễ mắc ở người lớn với các dấu hiệu như ho nhiều, thậm chí ho ra máu, đau tức ngực và khó thở.
  • Thủy đậu chu sinh: Biến chứng có ở phụ nữ mang thai. Nếu mẹ mắc thủy đậu trước hoặc sau khi sinh từ 2 – 5 ngày rất nguy hại đến thai nhi. Trẻ có thể lây nhiễm bệnh từ mẹ hoặc mắc khuyết tật, tử vong.
  • Bệnh zona thần kinh: Bệnh tuy đã khỏi. Thế nhưng vi rút thủy đậu vẫn còn bám ở rễ dây thần kinh. Nếu hệ thần kinh suy yếu, vi rút này sẽ hoạt động trở lại. Từ đó gây nên bệnh zona thần kinh.

Cách phòng bệnh trái rạ cho trẻ em

Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ

Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ
Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ

Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng chống bệnh trái rạ và các biến chứng của bệnh này. Tiêm phòng 2 liều được đề nghị nên dùng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở đi, cho thanh thiếu niên và người lớn chưa từng bị trái rạ hoặc trước kia chưa được tiêm chủng. Trẻ em nên tiêm liều vắc-xin đầu tiên từ 12 – 15 tháng tuổi. Liều thứ 2 thường được đề nghị cho tất cả bé từ 4 – 6 tuổi.

Cách ly trẻ khỏi mầm bệnh

Trong khi dịch bệnh có mặt ở khắp nơi thì cách ly với nguồn bệnh là một biện pháp an toàn giúp ngăn chặn lây lan. Không nên đưa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện. Không nên đến những chỗ đông người như bến xe, bến tàu. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi kể trên cần đeo khẩu trang y tế. Đồng thời, cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó.

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ

Bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng. Hãy vệ sinh cơ thể, giữ tay sạch sẽ, tránh nguồn lây bệnh. Bố mẹ cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Bạn có thể cho bé sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Hãy sử dụng những thực phẩm giúp trẻ nâng cao sức khỏe đề kháng và hệ thống miễn dịch.

Ưu điểm của những loại thực phẩm chức năng này là bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu mà thức ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ. Qua đó giúp hình thành và củng cố hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống chọi lại với các loại dịch bệnh lây lan trong thời điểm nắng nóng, giao mùa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *