Mách bạn cách điều trị và phòng tránh bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

Bệnh nhiệt miệng là một trong số những bệnh lý thường gặp nhất, bệnh này không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ em cũng thường xuyên mắc phải. Đây là tình trạng thành trong của khoang miệng bị mất lớp niêm mạc trên và nguyên nhân gây ra căn bệnh này thì có rất nhiều. Các vết loét miệng do bệnh gây ra sẽ khiến trẻ khó chịu, kén ăn hay ăn kém. Đây cũng là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ có con em thường xuyên mắc phải căn bệnh này. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng là gì, dấu hiệu nhận biết ra sao, làm sao để phòng tránh? Sau đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh này ở trẻ mà hcasp.com tổng hợp được, cùng tham khảo nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ mắc phải căn bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng là tình trạng viêm loét miệng bên trong thành má, lưỡi, lợi. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng như xuất hiện một hay nhiều mụn nhỏ, đốm màu trắng bên trong thành má, lưỡi hay lợi, có kích thước từ 1 đến 2mm, gây ra các cảm giác đau rát, khó chịu, đặc biệt là khi người bệnh ăn uống, nhai nuốt hay nói chuyện.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng, chẳng hạn như do gan bị tích tụ quá nhiều chất độc, tạo nên ổ hoại tử, sau đó vỡ ra, tạo thành các vết loét trên niêm mạc miệng. Hoặc có thể do người bệnh đang bị căng thẳng kéo dài, thường xuyên ăn những thức ăn quá cay hoặc quá nóng, nhiễm khuẩn, rối loạn các chức năng bài tiết, thiếu hụt các chất dinh dưỡng,…

Đây là một căn bệnh về răng miệng khá phổ biến và thường mắc phải của người dân Việt Nam. Mặc dù bệnh không để lại sẹo hay di chứng nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hơn nữa, trong những tình trạng mắc bệnh quá nặng, nếu không được chữa trị kịp thời thì có khả năng dẫn đến nhiễm trùng và sốt cao.

Biểu hiện của trẻ bị bệnh nhiệt miệng

Biểu hiện của trẻ bị bệnh nhiệt miệng
Biểu hiện bệnh nhiệt miệng ở trẻ đó là sự xuất hiện những nốt màu trắng xám hoặc vàng nhạt trong niêm mạc miệng của trẻ

Biểu hiện bệnh nhiệt miệng ở trẻ đó là sự xuất hiện những nốt màu trắng xám hoặc vàng nhạt trong niêm mạc miệng của trẻ. Những nốt này thường hình tròn hoặc có hình bầu dục. Vị trí ở bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc ở trên nướu răng. Kích thước của những nốt này thay đổi khác nhau, có thể chỉ bé khoảng 1 – 2mm hoặc to khoảng 8 – 10mm. Khi vỡ ra gây vết loét, xung quanh chúng có viền sưng màu đỏ. Đa phần là các vết loét nông. Tuy nhiên nếu cha mẹ trẻ không có phương án điều trị kịp thời sẽ khiến vết loét lan rộng và sâu hơn. Những nốt nhiệt miệng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc xuất hiện thành nhóm đi kèm nhau.

Các dấu hiệu khác có thể gặp ở một trẻ bị nhiệt miệng đó là:

  • Trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, ngủ kém.
  • Trẻ chảy nhiều nước dãi.
  • Nướu lợi của trẻ có thể bị sưng hoặc chảy máu.
  • Trẻ có thể sốt cao hoặc nổi hạch ở cổ.

Thông thường, các triệu chứng của nhiệt miệng sẽ biến mất sau 1 – 2 tuần. Nhưng chúng có thể tái phát nếu cha mẹ không giữ gìn vệ sinh và điều trị cho trẻ đúng cách. Lâu ngày bệnh nhiệt miệng có thể khiến trẻ sụt cân, gầy mòn và kém hoạt động.

Điều trị bệnh nhiệt miệng như thế nào cho hiệu quả?

Nếu trẻ mắc phải căn bệnh nhiệt miệng thì mẹ có thể tham khảo các bài thuốc từ thiên nhiên dưới đây để nhanh chóng trị dứt điểm căn bệnh này. Cụ thể như sau:

Sử dụng mật ong

Mật ong có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại cho răng miệng. Do đó, đây là một trong những cách chữa trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Người bệnh chỉ cần ngậm một chút mật ong, hoặc dùng bông tăm, thấm một ít mật ong và thoa lên chỗ bị loét miệng. Thực hiện nhiều lần trong ngày để nhanh chóng trị dứt bệnh nhiệt miệng.

Sử dụng củ cải

Củ cải có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết nên được nhiều chuyên gia khuyên dùng để chữa trị bệnh nhiệt miệng. Bạn hãy lấy một ít nước củ cải và hòa với nước lọc, súc miệng 3 lần/ngày. Chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 ngày là bạn đã có thể khỏi hẳn bệnh nhiệt miệng.

Sử dụng rau ngót

Rau ngót kết hợp với mật ong sẽ là bài thuốc chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả
Rau ngót kết hợp với mật ong sẽ là bài thuốc chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Rau ngót kết hợp với mật ong sẽ là bài thuốc chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít rau ngót, rửa sạch và ép lấy nước. Sau đó, hòa thêm với một chút mật ong và dùng bông tăm, thoa nhẹ lên vết loét. Mật ong có tác dụng kháng viêm. Còn rau ngót giúp bạn điều trị các vết loét và giảm đau rát khi ăn uống hay nói chuyện.

Sử dụng khế chua

Bạn có thể chữa trị bệnh nhiệt miệng bằng khế chua mọc trong vườn nhà mình. Bạn hãy lấy khoảng 3 quả khế, rửa sạch, giã nát và cho nước vào. Đun hỗn hợp này cho đến khi sôi thì để nguội, ngậm và nuốt dần. Ngậm nước khế chua nhiều lần trong ngày, bệnh nhiệt miệng sẽ nhanh chóng giảm dần và khỏi hẳn.

Sử dụng cà chua

Cà chua có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc. Thế nên có thể giúp bạn trị dứt bệnh viêm loét niêm mạc miệng. Vì vậy, bạn chỉ cần ăn vài trái cà chua sống hoặc ép thành nước uống mỗi ngày từ 3 đến 4 lần. Với cách làm này, bạn vừa có thể chữa trị căn bệnh nhiệt miệng, vừa làm đẹp cho da và giải độc cho cơ thể.

Cách phòng bệnh nhiệt miệng cho trẻ

  • Thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no. Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất. Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt. Chẳng hạn như: rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê,…
  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc. Tập cho bé thói quen xúc miệng nước muối ấm hàng ngày là rất tốt.
  • Nước muối với nồng độ thích hợp, độ ấm vừa phải sẽ có tác dụng sát trùng tốt. Súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày giúp loại bỏ bớt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, amidan, họng. Nước muối ấm còn kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ. Nó sẽ tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Nếu bé chưa biết súc miệng thì bạn có thể chải răng, lưỡi với nước muối sinh lý ấm (nồng độ 0,9%) cho bé. Biện pháp này vừa dễ làm, rẻ tiền, dễ thực hiện, hữu dụng trong việc làm sạch răng miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *