Chứng cước là bệnh gây tổn thương da do nhiệt độ thấp lâu ngày, thường xuất hiện ở ngón tay hoặc ngón chân. Triệu chứng bệnh như sưng đau hoặc nứt da. Đối tượng dễ mắc phải là người hay bị tím tái chân tay hoặc suy giảm chức năng tuyến nội tiết, người lao động trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước. Các đối tượng thường đi chân đất, không giữ ấm chân. Chữa căn bệnh cước bằng các bài thuốc dân gian rất đơn giản và hiệu quả. Nào ngay bây giờ, cùng với hcasp.com tìm hiểu chi tiết các bài thuốc dân gian chữa chứng cước chân qua bài viết này nhé!
Mục Lục
Tổng quan về bệnh cước và các cấp độ của bệnh cước chân
Bệnh cước là một loại bệnh gây thương tổn da do nhiệt độ thấp kéo dài, thường ở các ngón tay hay ngón chân. Những biểu hiện: da sưng tấy hoặc nứt gây đau.
Đối tượng nguy cơ: những người hay có biểu hiện xanh tím đầu chi hoặc giảm chức năng các tuyến nội tiết, người lao động ở môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước. Các đối tượng hay đi chân đất, không giữ ấm cho đôi chân.
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cước chân chia làm 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: Cước tính ban đỏ: Giai đoạn này lớp biểu bì bị tổn thương. Biểu hiện da sưng đỏ cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và đau nhức.
- Cấp độ 2: Cước tính mụn nước: Lúc này tổn thương xâm nhập vào lớp da bên trong. Biểu hiện: Xuất hiện mụn nước hay mụn máu. Người bệnh có cảm giác đờ đẫn chân tay và đau nhức nặng hơn.
- Cấp độ 3: Cước tính hoại tử: Đây là giai đoạn toàn bộ lớp da bị tổn thương và có thể tổn thương sâu dưới da. Nguy hiểm nếu để nặng sẽ gây tổn thương các bắp thịt, hoại tử chân tay.
Một số biện pháp phòng chữa bệnh cước
Rửa mặt: Dùng hai lòng bàn tay áp lên hai má, sau đó xoa mật ong một cách nhẹ nhàng. Nếu vết cước ở đầu mũi, có thể dùng hai ngón tay cái kẹp đầu mũi, sau đó vuốt lên vuốt xuống nhiều lần.
Vuốt tai: Dùng mặt trong của ngón tay cái và đốt cuối ngón trỏ của hai bàn tay kẹp lấy phía trên của tai sau đó vuốt chậm và nhẹ nhàng xuống phía dưới dái tai nhiều lần sao cho tai nóng ấm lên là được.
Xoa chân: Để các ngón tay trỏ, giữa và ngón út vào chỗ bị cước rồi xoa đều theo hình tròn nhiều lần. Nếu chỗ bị cước ở gót chân thì làm động tác xoa từ phía gót trở ra lòng bàn chân.
Đem ngâm ớt và gừng tươi mỗi loại 60g trong 300 ml rượu 95 %; sau nửa tháng là có thể dùng được. Khi dùng, lấy bông tẩm dịch thuốc bôi vào chỗ bị cước mỗi ngày 2 lần. Bài thuốc này có hiệu quả đặc biệt với người bệnh còn nhẹ.
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh cước
Bài 1: Quế chi 60g, nước 1 lít, cho 2 thứ vào nồi đất; đun nhỏ lửa, sau khi sôi được 10 phút thì lấy ra, cho vào chậu. Ngâm chỗ bị phát cước vào nước này, kết hợp xoa bóp nhẹ. Làm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 – 15 phút vào buổi sáng và tối.
Bài 2: Trường hợp chỗ phát cước bị loét, lấy 12g nhục quế; 6g đinh huơng, 6g ngũ linh chi tất cả nghiền thành bột; trộn với dầu vừng đắp vào chỗ phát cước, ngày 1 – 2 lần.
Bài 3: Hằng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân vào nước nóng ấm với muối khoảng 15 – 30 phút (có thể hòa nước với gừng giã nhỏ rồi ngâm) để giúp máu lưu thông.
Bài 4: Lấy một ít cây lá lốt một chút muối ăn nấu lên và ngâm chân trong nhiều ngày hiện tượng cước cũng sẽ giảm dần và khỏi hẳn.