Những điều cần biết về căn bệnh viêm amidan ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó bệnh viêm amidan là phổ biến nhất ở trẻ. Khi trẻ bị viêm amidan mà không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cũng như sức khỏe sau này của bé. Bệnh này tuy khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó và không phải ai cũng biết phòng bệnh đúng cách. Trong bài viết này, hcasp.com sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng tránh viêm amidan ở trẻ em, hy vọng các mẹ sẽ có thêm cho mình những kiến thức hữu ích nhất.

Bệnh viêm amidan là gì?

Bệnh viêm amidan
Amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus làm cho amidan bị sưng lên

Amidan nằm ở phía sau của cổ họng. Cổ họng được cho là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Chức năng chính và cũng là quan trọng nhất của amidan đó chính là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn đối với cơ thể. Đồng thời amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, do nguyên nhân nào đó mà amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus làm cho amidan bị sưng lên, đó chính là thời điểm bệnh viêm amidan xuất hiện. Bệnh viêm amidan được chia thành 2 cấp độ chính:

  • Viêm amidan cấp tính
  • Viêm amidan mãn tính.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm amidan

Amidan là cơ quan sản sinh là các chất kháng thể. Nó giúp bảo vệ cơ thể, đặc biệt là phần mũi họng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Trong thời tiết giao mùa, hoặc trở lạnh, cơ quan hô hấp của trẻ thường bị nhiễm khuẩn, nên có thể khiến amidan bị nhiễm trùng và sưng to lên.

Hơn nữa, một số trẻ không vệ sinh cơ thể sạch sẽ để vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, khiến amidan phải hoạt động nhiều để bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây hại. Vì vậy, amidan càng bị sưng và viêm nhiễm nhiều hơn. Một nguyên nhân khác có thể là do trẻ không chịu vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khiến thức ăn ứ đọng trong phần cổ họng. Từ đó, trở thành nơi trú ngụ cho vi khuẩn và làm cho amidan bị viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm amidan

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm amidan
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm amidan

Amidan nằm sát hai bên thành họng, có màu hồng nhạt và trơn láng. Tuy nhiên, khi mắc bệnh thì amidan sẽ bị sưng. Bề mặt của nó sẽ đỏ rực và có những chấm mủ trắng kèm theo. Ngoài ra, khi trẻ bị amidan thường sẽ có những biểu hiện như sốt cao (có khi lên đến 40 độ); biếng ăn, quấy khóc, thường bị đau rát, ngứa cổ họng,…

Nếu trẻ bị amidan không được điều trị kịp thời sẽ có khả năng dẫn đến một số căn bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như viêm tai giữa, viêm xoang, viên khí phế quản, thanh quản, khó khăn khi phát âm, thậm chí có thể gây ra tình trạng ngưng thở trong khi ngủ,… Hơn nữa, những trẻ bị amidan còn có khả năng suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu. Do đó, trẻ sẽ dễ mắc bệnh hơn các trẻ khác.

Biến chứng của bệnh viêm amidan

  • Biến chứng tại chỗ: Biến chứng tại vị trí amidan thường gặp nhất là: Viêm tấy hoặc áp-xe amidan. Hiện tượng này thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm amidan cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời. Từ đó khiến tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần, gây viêm nhiễm lan rộng. Người bệnh sẽ bị đau họng khó nuốt, đau tai, họng sưng to, khó nói, hơi thở có mùi hôi, chảy nước bọt, đau đầu, sốt cao,…
  • Biến chứng chứng kế cận: Viêm amidan có thể kèm theo viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh – phế quản, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy hoặc áp-xe thành bên họng,…
  • Biến chứng toàn thân: Bệnh viêm amidan thường gặp các biến chứng viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm màng ngoài tim cấp, viêm nội mạc tim, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết,… Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như nhức đầu, sốt cao, nôn mửa, nổi ban, nổi hạch,… Kèm theo đó là các triệu chứng đặc trưng bệnh. Ngoài ra, còn có thể gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ. Nếu amidan quá lớn sẽ gây khó nuốt, khó thở và khó phát âm.

Biện pháp điều trị và ngăn ngừa viêm amidan cho trẻ

Khi phát hiện thấy con trẻ có những dấu hiệu của bệnh viêm amidan, ba mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện, các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chữa trị ngay. Trong những trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ amidan cho trẻ. Sau khi phẫu thuật, trẻ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc tại bệnh viện ít nhất 24 giờ.

Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Đồng thời cho trẻ bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C. Điều này sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và trẻ cũng nhanh chóng khỏe lại hơn. Ba mẹ cũng nên nhắc nhở bé, không cho bé ăn các loại thức ăn lạnh; chẳng hạn như kem, đá,… Lúc này, nên cho trẻ ăn các loại thức ăn ấm để giữ ấm cho vùng cổ và ngực.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là việc phòng ngừa bệnh amidan cho trẻ. Biện pháp hiệu quả nhất là mẹ nên hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách. Hãy dạy bé đánh răng sau mỗi bữa ăn và nhất là trước khi đi ngủ. Hơn nữa, khi thời tiết chuyển mùa hay trời trở lạnh, các mẹ nên giữ ấm cho bé; đặc biệt là phần cổ và ngực. Đồng thời, cũng nên giữ nhà cửa thông thoáng và sạch sẽ. Hạn chế môi trường khói bụi để bảo vệ sức khỏe cho bé và phòng ngừa bệnh viêm amidan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *