Bệnh viêm gan B ở trẻ nhỏ đang là vấn đề nan giải của các bậc cha mẹ, vì đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do virus viêm gan B gây ra. Trẻ em khi bị bệnh viêm gan B về mặt lâm sàng thì sẽ khác so với người lớn, việc điều trị bệnh viêm gan B mãn tính ở trẻ em cũng phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất để có thể bảo vệ sức khỏe cho con yêu của mình. Còn chần chờ gì nữa mà không cùng hcasp.com tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh hiệu quả nhất cho trẻ nhỉ?
Mục Lục
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm gan B ở trẻ nhỏ
Viêm gan B là bệnh gan bị nhiễm khuẩn do virus viêm gan B gây ra. Thông thường, viêm gan B lây nhiễm qua 4 con đường:
- Do quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus viêm gan B
- Qua đường máu
- Lây nhiễm qua sinh hoạt hàng ngày
- Truyền bệnh từ mẹ sang con.
Nguyên nhân bị nhiễm viêm gan B ở trẻ nhỏ chủ yếu theo đường mẹ truyền sang con. Theo một số nghiên cứu, ở Việt Nam, có hơn 10% phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B. Do đó, trong thời gian mang thai, người mẹ truyền virus viêm gan B qua cho bé rất phổ biến và cực kỳ nguy hiểm. Khi trẻ bị nhiễm virus viêm gan B từ người mẹ, có thể phát triển thành bệnh viêm gan cấp tính. Một số trẻ khác có khả năng dẫn đến căn bệnh viêm gan mạn tính. Sau khi trưởng thành, người bệnh có thể bị xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Bệnh viêm gan B thường không có triệu chứng rõ ràng ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, ba mẹ sẽ nhận thấy bé có những dấu hiệu như:
- Chán ăn
- Bú kém
- Sốt cao
- Cảm giác mệt mỏi
- Rối loạn tiêu hóa
- Buồn nôn
- Đau dạ dày,…
Bên cạnh đó, bé cũng có các triệu chứng như:
- Nước tiểu có màu đục
- Tiêu chảy
- Bị vàng da, vàng mắt.
Viêm gan B ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Viêm gan B sơ sinh cấp tính thường chưa có những triệu chứng lâm sàng. Nó chỉ có một số biểu hiện như vàng da, bú chậm hoặc nước tiểu vàng. Khi thực hiện xét nghiệm máu với các trường hợp này sẽ phát hiện chỉ số men gan tăng cao. Bệnh viêm gan ở trẻ em nếu không có biện pháp can thiệp sớm, kiểm soát và điều trị bằng phác đồ đặc trị viêm gan virus thì có nguy cơ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành. Hiện nay, có đến 80% các trường hợp ung thư gan là do nhiễm virus viêm gan B, C gây ra, trong số đó có khoảng 57% số người bị nhiễm sẽ tiến triển thành xơ gan và 78% số người bệnh này sẽ mắc ung thư gan tiên phát.
Không phải tự nhiên mà ung thư gan lại lọt vào top 5 loại ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu hiện nay. Đây là căn bệnh ung thư có tỷ lệ người mắc mới lớn nhất hiện nay tại Việt Nam. Trong số các bệnh nhân mắc ung thư gan có không ít các ca bệnh là những người trẻ tuổi chỉ mới 24 tuổi. Cũng có nhiều ca bệnh bị nhiễm viêm gan B không hề hay biết. Đến khi kiểm tra mới phát hiện là mẹ khi mang thai cũng từng bị nhiễm viêm gan B. Ngoài vấn đề lây nhiễm, bệnh lý phát sinh thì thai phụ bị viêm gan B trong quá trình mang thai không được chủ quan. Do đây là một trong những nguyên nhân làm lây truyền virus viêm gan B cho con.
Biện pháp phòng ngừa viêm gan B cho trẻ nhỏ
Khi trẻ sinh ra, ba mẹ nghi ngờ bé nhiễm viêm gan B thì cần đưa trẻ đi khám ngay. Hãy cho bé đi xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Đồng thời, ba mẹ tuyệt đối nghe theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn phải thường xuyên đưa bé đi thăm khám. Cần khám ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe và theo dõi tình hình bệnh.
Ở những trẻ không bị nhiễm virus viêm gan B, các mẹ cần cho bé tiêm vaccine phòng viêm gan B, trong vòng 12 tiếng sau khi sinh. Sau khoảng thời gian 1 tháng, mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe và tiêm liều vaccine thứ 2. Khi trẻ được 2 tháng tuổi, phụ huynh đưa bé đến các cơ sở y tế để tiêm liều vaccine thứ 3. Đây cũng là cách phòng ngừa bệnh viêm gan B, xơ gan, ung thư gan hiệu quả cho trẻ nhất.
Những chị em phụ nữ có ý định mang thai; cần phải xét nghiệm máu xem có nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu không cần tiêm vaccine phòng ngừa, cả chồng lẫn vợ, ngay sau khi có kết quả xét nghiệm. Nếu bị nhiễm virus viêm gan B, bạn cần nên hỏi xin ý kiến; và lời khuyên của bác sĩ khi muốn có thai. Ở những chị em phụ nữ đang mang thai mà chưa tiêm phòng vaccine viêm gan B, cần phải đi khám và hỏi xin lời khuyên của các bác sĩ ngay. Trong thời gian mang thai, nhiễm virus viêm gan B sẽ hết sức nguy hiểm. Bởi sẽ nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi khá cao.