Suy dinh dưỡng là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, phổ biến nhất là thiếu protein, vitamin và khoáng chất. Hệ quả của việc không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể là suy giảm chức năng các cơ quan. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, nhất là nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng cao khi trẻ được 6-24 tháng tuổi. Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em thường dẫn đến chậm lớn và hạn chế hoạt động thể chất ở trẻ. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, nó còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, trí thông minh, kỹ năng giao tiếp và làm tăng khả năng trẻ mắc nhiều bệnh. Cùng hcasp.com tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh phổ biến ở trẻ em này nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em
Nguyên nhân chính gây ra bệnh suy dinh dưỡng là do trẻ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Bé ăn uống thiếu chất đạm và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Hoặc cũng có thể do các bậc phụ huynh thiếu kiến thức về nuôi con, chẳng hạn như cho trẻ ăn dặm quá sớm, bú sữa mẹ quá ít, hoặc ăn, bú quá ít lần trong một ngày.
Bên cạnh đó, nguyên nhân mắc bệnh suy dinh dưỡng có thể do trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, uống thuốc kháng sinh,… dẫn đến biếng ăn và cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cũng có thể do mẹ chế biến thức ăn không hợp với sở thích, khẩu vị của trẻ, do trẻ hoạt động quá nhiều trong ngày, hoặc do điều kiện kinh tế của gia đình.
Cách nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng như sau:
- Biếng ăn hoặc ăn ít.
- Kém hoạt bát, hay quấy khóc.
- Chậm tăng cân hoặc không tăng liên tục trong 2 đến 3 tháng.
- Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng liên tục trong 2 đến 3 tháng.
- Khó ngủ, hay quấy khóc và giật mình khi ngủ.
- Mọc răng chậm.
- Da xanh xao.
- Cơ nhão, không săn chắc.
- Chậm biết đi.
- Dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng.
- Tóc thưa, dễ rụng.
- Rối loạn tiêu hóa thường xuyên.
Cha mẹ cần quan sát chế độ ăn cũng như sự phát triển thể trạng của bé. Nên đưa bé đến các cơ quan y tế khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, bạn hãy theo dõi chiều cao cũng như cân nặng của bé thường xuyên. Từ đó, phát hiện kịp thời những biểu hiện của suy dinh dưỡng. Bạn cần phải để điều trị bệnh sớm và bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho bé kịp thời. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn trong việc phòng và điều trị bệnh lý suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhờ đó bạn có thể kịp thời đưa ra phương hướng điều trị hợp lý, cho bé sự phát triển bình thường như bao trẻ khác.
Phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ như thế nào?
Để phòng chống bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ, các mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống trong thời gian mang thai. Cụ thể là trong giai đoạn thai kỳ, mẹ tăng khoảng 10 đến 12kg. Bên cạnh đó, mẹ cần phải khám sức khỏe thường xuyên và tiêm phòng đầy đủ. Sau khi sinh, cần cho trẻ bú bữa mẹ trong vòng nửa giờ. Và tiếp tục cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ liên tục trong vòng 4 tháng sau đó. Từ tháng thứ 5 trở đi, mẹ có thể cho bé ăn dặm kèm theo. Đồng thời, vẫn tiếp tục bú sữa mẹ. Ba mẹ không nên cho trẻ ăn dặm và ngưng bú sữa mẹ quá sớm. Bởi vì như vậy có thể khiến bé bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.
Hơn nữa, trong các bữa cơm hàng ngày, các mẹ cần đảm bảo 4 món ăn để cân bằng nguồn chất dinh dưỡng cho bé. Chẳng hạn như món cơm giúp bé có thêm nguồn năng lượng, các loại rau củ quả giúp bé có đủ nguồn chất xơ, chất khoáng và vitamin, các loại thịt, cá, trứng, sữa cung cấp cho bé nguồn chất đạm và chất béo cần thiết. Mẹ cũng nên cho bé uống từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày nhé.
Cách điều trị bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ
Khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng như biếng ăn, chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao, hay quấy khóc, khó ngủ, chậm mọc răng, da xanh xao và thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng,… ba mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế, để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp khắc phục. Thêm vào đó, đối với những trẻ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng, ba mẹ nên quan sát bữa ăn hàng ngày. Hãy xem thử bé có ăn hết khẩu phần ăn và có ăn đủ bữa không. Mẹ cũng nên cho bé vào bất cứ lúc nào bé có nhu cầu, đặc biệt là vào ban đêm.
Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, ba mẹ nên chịu khó bổ sung các loại thức ăn như gạo, thịt gà, thịt heo, thịt bò, các loại hải sản, trứng, rau xanh, khoai tây,… vào các bữa ăn hàng ngày để giúp bé có thê nguồn chất dinh dưỡng cần thiết. Hơn nữa, cũng nên cho trẻ ăn thêm một số bữa ăn nhỏ trong ngày. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ uống sữa bổ sung và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A. Bởi vì, chúng sẽ giúp trẻ phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn và khô mắt.