Giếng trời có lẽ là một khái niệm mà trước đây còn khá xa lạ, nhưng hiện tại đã trở nên vô cùng phổ biến trong xây dưng. Giếng trời đem lại rất nhiều lợi ích cho một ngôi nhà, đầu tiên chình là mang thêm ánh sáng vào không gian sống của gia đình, ngoài ra còn có những lợi ích khác cho ngôi nhà của các bạn. Nhưng không phải ai cũng biết làm thế nào để áp dụng phong thủy giếng trời đúng cách. Làm thế nào để xây dựng giếng trời vừa đẹp vừa tiện dụng và hợp với phong thủy ngôi nhà cần nhiều yếu tố. Vậy sao không cùng nhau tìm hiểu việc xây giếng trời như thế nào là hợp phong thủy.
Mục Lục
Áp dụng phong thủy giếng trời trong việc xây dựng
Giếng được coi là giải pháp tối ưu giúp lưu thông không khí trong nhà, thu hút khí trời từ bên ngoài vào đồng thời lấy ánh sáng cho các phòng trong ngôi nhà của bạn. Nó được coi như là phần quan trọng trong những thiết kế nhà ống hiện nay, nhưng làm thế nào để xây dựng giếng vừa đẹp vừa tiện dụng và hợp với phong thủy cần nhiều yếu tố, dưới đây là một số hướng dẫn để giếng hợp phong thủy
Giếng trời là nơi đón ánh sáng và gió, vì vậy, giếng trời cũng phải đón được cả khí tốt, do đó, giếng phải hợp phong thủy là điều nên làm, ngoài việc giếng trời đón được khí tốt thì hình dáng cũng phải hài hòa với ngũ hành tương sinh với ngôi nhà
Một giếng trời hợp phong thủy là phải được đặt ở những cung tốt. Ví dụ nhu cung Tài lộc, Thiên mạng, giếng thì không có hướng cụ thể tuy nhiên. Khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng bắc của ngôi nhà
Phong thủy giếng trời kết hợp cùng vật trang trí
Việc kết hợp giếng và tiểu cảnh phía dưới có tác dụng kích hoạt luồng sinh khí thu được từ giếng sẽ rất tốt. Một vài trường hợp không thể đặt giếng ở trung cung thì người ta sẽ đặt ở những cung khác cho hợp phong thủy hơn như: Một ngôi nhà bị xiên thì người ta sẽ thường đặt giếng ở góc đó để sửa chữa được góc khuyết này.
Một vài nguyên lý cần lưu ý: Giếng phải tuân theo luật âm dương; giếng phải tuân theo luật ngũ hành để tương sinh với hình thể ngôi nhà
Nếu giếng đặt ở phòng ăn thuộc mộc thì có thể dùng cây cảnh. Sối nước để có mộc và thủy tương sinh. Nếu mở giếng tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống thẳng đúng mộc sinh hỏa trên đỉnh phải có mái che
Cấu tạo và ưu điểm của giếng trời
Cấu tạo giếng trời gồm 3 phần chính: Đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng.
- Cấu tạo đáy giếng
Thông thường, đáy giếng trời là tầng thấp nhất của ngôi nhà. Ý nghĩa của giếng trời vốn sinh ra là để giúp lấy ánh sáng và thông khí nên vị trí đáy giếng thường được kết hợp để thiết kế thành phòng khách, phòng ăn…
- Cấu tạo thân giếng
Thân Giếng sẽ kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà, từ đó ánh sáng sẽ được lan tỏa một cách tự nhiên tới khắp tất cả các phòng và khu vực chức năng trong nhà. Ở vị trí đón nắng gió trực tiếp như vậy, thông thường các gia chủ sẽ tăng tính thẩm mỹ bằng cách trồng cây phong thủy, tạo hình khu vườn, bể cá… treo cây xanh kết hợp chiếu sáng…
- Cấu tạo đỉnh giếng
Đỉnh Giếng là phần cao nhất của ngôi nhà, được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che. Từ ngoài nhìn vào, người ta sẽ chú ý đến phần đỉnh giếng đầu tiên. Chính vì thế, việc thiết kế đỉnh giếng thế nào, dùng chất liệu gì để che phủ cũng rất được các chủ nhà quan tâm. Trên đỉnh giếng có thể trang trí bằng chính hệ khung mái, hoa sắt. Những kết cấu thép này khi được ánh nắng chiếu xuống, đổ bóng lên tường rất đẹp. Nơi đây cũng có thể treo đèn hay các vật trang trí.
Một số ưu điểm đến từ giếng trời
- Tạo luồng sinh khí trong nhà
- Tạo mỹ quang cho không gian nhà bạn
- Tạo tính phong thủy tài lộc
- Tận dụng không gian chết
Mục đích của giếng trời là gì?
- Giếng trời giúp lấy ánh sáng tự nhiên cho căn nhà
- Giếng trời giúp điều hòa không khí, lưu thông gió tự nhiên
- Giếng trời giúp tiết kiệm điện năng
- Giếng trời giúp tạo điểm nhấn cho công trình
- Giếng trời có tác dụng phong thủy