Tất tần tật những điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra và bệnh chủ yếu xuất hiện vào mùa đông xuân. Bệnh này lây qua đường hô hấp, nó xuất phát từ dịch tiết ra từ mũi họng của người bệnh và lây qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện,… Nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư là những nơi dễ xảy ra bệnh và dễ trở thành dịch nhất. Căn bệnh này rất phổ biến ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu, nếu không được điều trị đúng cách thì trẻ rất dễ mắc các bệnh khác hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng hcasp.com tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này ở trẻ em qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị sởi

Bệnh sởi do virus gây ra, phổ biến nhất vào mùa xuân. Vào thời gian này, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí khá cao nên các loại virus, vi khuẩn gây hại dễ dàng sinh sôi và phát triển. Bệnh sởi thường lây lan với tốc độ nhanh chóng, do tiếp xúc với dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi trong không khí. Và trẻ em là một trong những đối tượng thường xuyên mắc phải căn bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị sởi

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị sởi
Ban sởi thường có màu đỏ hoặc nâu, hình dạng như dấu chấm nhỏ

Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là trẻ bị sốt cao và có thể kéo dài đến 7 ngày. Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ có những triệu chứng như chảy nước mũi, nước mắt, ho nhiều… Vài ngày sau đó, ban sởi sẽ xuất hiện ở mặt, cổ, rồi lan ra toàn thân. Ban sởi thường có màu đỏ hoặc nâu, hình dạng như dấu chấm nhỏ. Chúng kéo dài khoảng 1 tuần rồi biến mất hẳn.

Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn là các biến chứng của bệnh xuất hiện sau đó. Nếu mẹ nhận thấy ban sởi đã biến mất dần nhưng bé vẫn còn các triệu chứng như sốt cao, ho, sổ mũi, quấy khóc, biếng ăn… thì rất có thể bé bị biến chứng do bệnh sởi gây ra. Các bậc phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị ngay.

Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ

  • Viêm phế quản – phổi: Biến chứng thường gặp nhất do bệnh sởi gây ra là viêm phế quản, phổi. Mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu như sốt cao, khó thở, ho nhiều; khi khám phổi có ran phế quản và ra nổ; khi bác sĩ chụp X-quang thì phát hiện hình ảnh viêm phế quản,… Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây ra tử vong ở trẻ nhỏ.
  • Viêm não – màng não – tủy cấp: Biến chứng nguy hiểm hơn là viêm não, viêm màng não và tủy cấp. Một số dấu hiệu như sốt cao, co giật, hôn mê, rối loạn ý thức, liệt nửa người hoặc liệt một chi nào đó, viêm tai,…
  • Viêm niêm mạc miệng – lợi miệng: Biến chứng gây loét niêm mạc miệng. Nếu lan sâu, loét vào đến xương hàm, sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử niêm mạc. Lúc này hơi thở thường có mùi hôi khó chịu, gây rụng răng và viêm xương.
  • Biến chứng tai – mũi – họng: Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng về tai, mũi, họng. Nó khiến trẻ bị viêm mũi, viêm họng. Thậm chí có thể dẫn đến bệnh viêm tai, viêm tai xương chũm.
  • Suy giảm miễn dịch: Khi mắc bệnh sởi và các biến chứng do sởi gây ra thì trẻ cũng thường bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu kém và dễ dàng mắc các bệnh khác như lao, ho gà, bạch cầu,…

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh, các mẹ nên cách ly trẻ với các thành viên trong gia đình. Sau đó đưa trẻ khi khám. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung dinh dưỡng để giúp bé nâng cao sức đề kháng.

Cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em
Cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ em – Tiêm vacxin phòng bệnh 

Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào đặc trị cho bệnh viêm sởi. Quá trình điều trị hiện nay chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng bệnh. Bệnh sởi lại là một bệnh vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ và có nhiều biến chứng. Chính vì thế việc phòng bệnh cho trẻ là một điều cần thiết.

Tại thời điểm hiện tại, tiêm vacxin phòng bệnh sởi được khuyến khích trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ tại Việt Nam nhằm hạn chế tối đa lượng trẻ bị mắc bệnh sởi mỗi năm. Nếu cha mẹ  chưa cho con đi tiêm phòng, có thể đưa trẻ đi tiêm để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện nay, có hai loại vacxin phòng bệnh sởi là vacxin ngừa sởi đơn thuần và vacxin kết hợp phòng ba bệnh sởi, quai bị và rubella. Cha mẹ có thể cân nhắc và thực hiện tiêm phòng cho trẻ.

Ngoài ra, để phòng bệnh sởi ở trẻ nhỏ nói riêng và các bệnh khác nói chung, việc giữ gìn vệ sinh cơ thể và ăn uống đầy đủ để nâng cao đề kháng tự nhiên là rất quan trọng. Hãy hướng dẫn trẻ những thói quen tốt hàng ngày để bảo vệ bản thân. Chẳng hạn như: vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể; luôn rửa tay sau khi tiếp xúc các bề mặt khác nhau và trước khi ăn uống. Đồng thời hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *