Tổng hợp kiến thức về bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em

Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em là một bệnh viêm cấp tính do vi rút viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh thường xảy ra ở các nước châu Á với tỷ lệ tử vong trung bình cao, từ 20% đến 30%. Ở Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản đã được ghi nhận ở hầu hết các tỉnh, thành phố và lây lan nhiều đợt quanh năm, dễ bùng phát thành dịch vào mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 7. Trẻ 2 – 8 tuổi là nhóm đối tượng chính của căn bệnh này và bệnh thường xảy ra ở vùng đồng bằng hơn là vùng miền núi và ở nông thôn nhiều hơn ở thành phố. Bài viết sau đây của hcasp.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này và cách phòng cho trẻ hiệu quả nhất, đừng bỏ qua nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm não Nhật Bản

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm não Nhật Bản
Nguyên nhân viêm não Nhật Bản chủ yếu là do một loài vi rút thuộc nhóm flavivirus gây ra

Nguyên nhân viêm não Nhật Bản chủ yếu là do một loài vi rút thuộc nhóm flavivirus gây ra. Chúng có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật. Vi rút gây bệnh được truyền từ động vật sang người thông qua vết muỗi đốt. Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là lợn và chim hoang dã. Muỗi sẽ bị nhiễm vi rút sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh.

Ở nước ta, loài muỗi truyền bệnh này xuất hiện đa số ở miền Bắc. Chúng tăng nhiều vào những tháng thuộc mùa nóng. Ban ngày, chúng thường nấp trong các bụi cây ngoài vườn quanh nhà. Ban đêm bay vào nhà đốt người. Chúng thường xuất hiện vào thời điểm mặt trời mọc hoặc hoàng hôn từ 18 giờ đến 22 giờ. Muỗi thích đẻ trứng trong ruộng lúa, kênh mương gần nơi sinh sống. Bệnh viêm não Nhật Bản không có khả năng lây trực tiếp từ người sang người. Trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người thân mắc bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

Triệu chứng của viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản còn được gọi là viêm não B hay viêm não mùa hè. Đây là một bệnh viêm nhiễm hệ thần kinh. Bệnh có thể khiến não bị tổn thương. Thậm chí ở một số tình trạng nặng hơn, có thể xảy ra trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng cao. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ em dưới 15 tuổi. Theo một số nghiên cứu, trẻ em trong khoảng từ 2 đến 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác.

Viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người mà lây truyền từ súc vật sang người qua các loại muỗi. Khi bị muỗi có chứa vi rút viêm não Nhật Bản đốt phải, người bệnh có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Thời gian ủ bệnh ban đầu, khoảng từ 6 đến 14 ngày. Người bệnh thường ít có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, sau thời gian này, người bệnh có thể bị sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, co giật, co cứng cơ, co vặn, liệt nửa người,…

Trong giai đoạn phát bệnh, người bệnh còn gặp phải những triệu chứng thần kinh thực vật, chẳng hạn như cơ thể xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm, chướng bụng, nôn, nhịp tim nhanh, bí đại tiểu tiện, thậm chí là ngừng hô hấp đột ngột, ngủ gà hoặc hôn mê sâu. Những bệnh nhân có triệu chứng sốt cao trên 40 độ và bị rối loạn thần kinh nghiêm trọng thì có nguy cơ bị tử vong rất cao. Nếu qua khỏi cũng để lại di chứng như động kinh, đần độn, liệt, tàn phế, kém thông minh,…

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như:

Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao: 25% ở các nước nhiệt đới và 50% người bệnh có các di chứng thần kinh – tâm thần. Tử vong do viêm não Nhật Bản thường xảy ra trong những ngày đầu. Đó là khi bệnh nhân có triệu chứng hôn mê sâu, co giật, tổn thương hành não. Chính vì vậy, người thân cần quan tâm, lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu viêm não Nhật Bản.

Cách phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ em

Tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ

Tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ
Tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ cho trẻ

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị viêm não Nhật Bản cụ thể. Các bác sĩ chủ yếu điều trị theo triệu chứng. Tuy nhiên, mẹ có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh viêm não Nhật Bản cực kỳ nguy hiểm này. Trước hết, mẹ nên giữ gìn nhà ở, môi trường xung quanh, không gian sống luôn sạch sẽ và thoáng mát. Tuyệt đối không được để chuồng gia súc gần nhà. Vệ sinh sạch sẽ các chuồng gia súc để tiêu diệt và hạn chế muỗi. Mẹ không nên cho bé vui chơi gần các chuồng gia súc nhằm tránh bị muỗi đốt.

Bên cạnh đó, tại các khu vực có nhiều muỗi, các bậc phụ huynh nên lắp thêm lưới ngăn muỗi trên cửa sổ, cửa ra vào. Hơn nữa, khi đi ngủ, ba mẹ nên mắc màn cho bé. Hãy sử dụng các thuốc xịt diệt muỗi, chất bôi ngoài da để bảo vệ cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, khi có việc phải ra ngoài vào ban đêm thì mẹ nên cho bé mặc quần áo dài tay, mắc áo khoác, đi thêm tất,…

Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho trẻ

Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất vẫn là tiêm vaccine viêm não Nhật Bản. Khi bé được khoảng 1 tuổi, ba mẹ nên cho bé tiêm vaccine liều thứ 1. 2 tuần sau đó, ba mẹ đưa bé đến cơ sở y tế để được tiêm chủng liều thứ 2. Liều thứ 3 cách liều thứ 2 khoảng 1 năm. Ba mẹ phải cho bé tiêm chủng đầy đủ 3 liều vaccine cơ bản này. Sau đó, cứ khoảng 4 năm thì cho bé tiêm lại một lần. Khi thấy bé đột ngột bị sốt cao, đau đầu, buồn nôn, co giật, rối loạn hệ thần kinh, hô hấp,… ba mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *