Trong vài năm trở lại đây, giới trẻ đã có nhiều thay đổi trong cách suy nghĩ về chuyện hôn nhân. Việc kết hôn muộn hoặc không kết hôn không chỉ xảy ra ở giới trẻ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… mà còn có ở Việt Nam đã trở thành một xu hướng khá phổ biến. Họ có xu hướng tôn thờ chủ nghĩa độc thân, sẵn sàng dành thời gian kiếm tiền để mua nhà, mua xe, đi du lịch… hơn là việc kết hôn bởi tồn tại quá nhiều nỗi lo lắng và sợ. Vậy cụ thể điều này là gì?, cùng hcasp tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Lý do khiến người trẻ không “mặn mà” với chuyện kết hôn
Cách đây không lâu, một cuộc khảo sát của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc với 7.100 người trong độ tuổi 9-24. Và 4.800 người đang chăm sóc cha mẹ cho thấy. 60,9% người trong khoảng 13-24 tuổi nói rằng cảm thấy hôn nhân là không cần thiết. Tăng 11,9% so với kết quả khảo sát vào năm 2017.
Theo NBC, nhìn từ những con số của cuộc khảo sát này, không thể phủ nhận việc nhiều năm trở lại đây. Suy nghĩ về hôn nhân của giới trẻ đã có nhiều thay đổi. Điều này không chỉ xảy ra với thế hệ trẻ ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… mà còn cả ở Việt Nam. Lý do khiến người trẻ không “mặn mà” với chuyện kết hôn là gì?
Muốn tự do phát triển sự nghiệp
Với nhiều người, ở độ tuổi trẻ trung phơi phới, được thỏa sức sống theo cách mình muốn mà không phải chịu sự phán xét từ bất kỳ ai mới là điều hợp lý. Những người trưởng thành cho biết, họ không hứng thú với chuyện yêu đương, hẹn hò. Hay phải dành thời gian cho một người xa lạ mà thay vào đó là được sống tự do, thoải mái tận hưởng cuộc sống. Có nhiều thời gian hơn để phát triển sự nghiệp và chăm sóc cho bản thân.
Họ tin rằng, bản thân có thể sống tốt nếu có năng lực tài chính cá nhân. Họ chăm chỉ học hành, sẵn sàng “cắm đầu” kiếm tiền để mua nhà, mua xe, đi du lịch… Để khẳng định giá trị của bản thân. Thay vì tìm một người đồng hành cùng mình làm mọi thứ.
Áp lực tài chính
Trong xã hội hiện đại, không thể phủ nhận, chi phí từ khi hẹn hò cho đến kết hôn ngày càng cao khiến nhiều người trẻ nản lòng. Với không ít người, việc hẹn hò, đi ăn uống, xem phim, du lịch rồi tới chuyện cưới xin, sính lễ, mua nhà, mua xe, nuôi con… quá tốn kém tiền bạc và cả thời gian. Khiến cho phần lớn nam giới chọn không kết hôn. Phụ nữ cũng vậy, trước khi nghĩ tới một tổ ấm. Họ cần một công việc ổn định, nhà cửa đàng hoàng cùng kinh tế vững chắc. Thay vì sống với tư tưởng “một túp lều tranh, hai trái tim vàng”.
Sợ bị hôn nhân ràng buộc
Ngày nay, có nhiều người trẻ ở tuổi 30, thậm chí là ngoài 20 đã sở hữu cho mình căn hộ đắt tiền, xe sang tiền tỉ. Vì có thu nhập khá nên dù nhiều người khao khát tình yêu. Song để lựa chọn kết hôn họ lại ngại ngần. Bởi lẽ, cuộc sống hôn nhân với nhiều ràng buộc từ các mối quan hệ 2 bên gia đình, sinh con,… Khiến nhiều người cho rằng “một mình vẫn ổn”.
Không kết hôn chỉ vì định kiến của thế hệ trước
Trên thực tế, do khác biệt về thế hệ, nhiều bậc cha mẹ khó thoát khỏi suy nghĩ rằng con cái chỉ cần kết hôn là đủ. Giàu hay nghèo, sướng hay khổ, hạnh phúc hay sầu não… không quá quan trọng bằng việc có một gia đình. Thế nên, có không ít phụ nữ hiện đại chọn không lấy chồng chỉ vì không muốn bị “khuất phục” bởi những định kiến của thế hệ trước.
Mất lòng tin vào hôn nhân
Trước tình trạng đổ vỡ hôn nhân của các cặp đôi có dấu hiệu gia tăng. Dẫn đến giá trị về niềm tin vào hạnh phúc gia đình cũng bị suy giảm rất nhiều với các bạn trẻ. Thậm chí, có không ít người sau một vài mối tình tan vỡ. Bị tổn thương quá lớn khi đã mất hẳn niềm tin về hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân.
Lời kết
Rõ ràng ở độ tuổi nào, mỗi người trong chúng ta đều tồn tại những nỗi sợ hãi riêng. Việc lựa chọn sống độc thân cả đời, hẹn hò không kết hôn hay kết hôn không sinh con… Suy cho cùng cũng là quan điểm sống của mỗi người. Không có lựa chọn nào là đúng, lựa chọn nào là sai. Giống như việc không phải ai độc thân cũng cô đơn, hay ai kết hôn cũng bất hạnh.
Do vậy, một khi đã lựa chọn, hãy lên kế hoạch rõ ràng cho mình. Nếu kết hôn, hãy tìm một người bạn đời thích hợp. Còn nếu bạn lựa chọn độc thân cả đời. Hãy vạch rõ kế hoạch cho tương lai để có kinh tế ổn định khi nghỉ hưu một mình.